Trong tác phẩm ý nghĩa văn chương, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Văn chương giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời của chính mình."..., hãy chọn 1 tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn 8 hoặc lớp 9 phân tích để làm sáng tỏ

Trong tác phẩm ý nghĩa văn chương, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Văn chương giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời của chính mình." Bằng sự hiểu biết của em về ý kiến trên, hãy chọn 1 tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn 8 hoặc lớp 9 phân tích để làm sáng tỏ

DÀN Ý

I. Mở bài:

- Dẫn dắt câu nói của Hoài Thanh

- Tác phẩm "Quê hương" của Tế Hanh là một trong những tác phẩm thơ thể hiện rõ điều ấy

II. Thân bài:

1. Giải thích câu nói của Hoài Thanh:

- Văn học là tiếng nói của tình cảm, là sự giải lòng và gửi gắm tâm tư. Qua đó, bạn đọc có thể cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giải bày, được đồng cảm, được sẻ chia => Sống đầy đủ và phong phú hơn với cuộc sống của chính mình

- Văn học gột rửa tâm hồn của chúng ta. Qua các tác phẩm, chúng ta học được những bài học đạo đức, nhân sinh như tình bạn, tình yêu quê hương đất nước,... 

- Dẫn 1 câu thôi, tác phẩm thơ của Hoài Thanh là một tác phẩm như thế, là một minh chứng sống cho quan điểm ấy

Phân tích tác phẩm Quê hương của Tế Hanh

2. Đôi nét về tác giả Tế Hanh: (tự làm)

3. Phân tích tác phẩm "Quê hương"

- Bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù mà ông đã nhẹ nhàng gieo vào trái tim bạn đọc từng nhịp thở của những người con đất biển cùng với một bầu trời rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh

- Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người" khiến hình ảnh trong từng dòng thơ vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật

- Khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp

=> Qua những dòng thơ ấy, bạn đọc như sống giữa làng quê chài lưới với biết bao những xúc cảm lạc quan, yêu đời => Sống đầy đủ hơn, đời sống nội tâm phong phú hơn

4. Đánh giá sự đồng điệu:

- Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư mà thi sĩ đã chọn cách hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc để vẽ lên những mảng tranh về hiện thực cuộc sống tươi tắn

- Nhờ đó, bạn đọc nhận ra được tình cảm dung dị đến từ những góc nhìn mới mẻ, bồi đắp tình cảm, cách nhìn về cuộc sống để góp phần làm con người đầy đủ, phong phú và dần hoàn thiện hơn

III. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn trong quan điểm của Hoài Thanh & đánh giá về sự thành công trong sự nghiệp cầm bút của Tế Hanh

Leave a Reply