Từ câu nói "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi" của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa. Nêu suy nghĩ của em về vấn đề lao động

DÀN Ý

I. Mở bài: Dẫn dắt về quan điểm lao động của con người hiện nay

II. Thân bài:

1. Quan điểm lao động của anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa:

- Anh là người rất yêu công việc và có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc của mình.

- Anh nhận ra lao động, cống hiến giúp anh trưởng thành và đẹp hơn: “khi cháu làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”

- Anh coi công việc là sự sống, là sinh thể gắn bó mật thiết với mình bởi anh ý thức công việc lặng thầm của mình có ích cho cuộc sống và nó là sợi dây gắn kết anh với mọi người.

Khi ta làm việc ta với công việc là đôi

=> Qua những lời nó chân thành ấy, nhà văn muốn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa. Đó cũng là vẻ đẹp của những cán bộ khoa học trẻ tuổi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xa hội trên đất nước ta.

2. Quan điểm lao động của thế hệ ngày nay:

- Một phần nhỏ trong số họ đề cao đến tầm quan trọng của đồng tiền thay vì niềm đam mê trong công việc

- Đa số mọi người đều muốn "khoe" về công việc của mình chứ không chấp nhận những công việc lặng thầm để giúp xã hội ngày một tươi đẹp hơn

- Mọi người đang dần thay đổi nhận thức rằng lao động sẽ giúp chúng ta hoàn thiện chính mình hơn thay vì để tâm đến những tư lợi cá nhân

=> Công việc là cầu nối của các phân tầng giai cấp hiện nay nhưng cũng chính là nấc thang hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp

3. Bài học rút ra từ tác phẩm:

- Công việc không chỉ là người bạn đồng hành vô giá mà còn là phương hướng xây dựng lối sống hướng thiện cho chúng ta

- Khi ta nhập tâm vào công việc thì công việc chính là trụ cột tinh thần, chia sẻ và cùng ta vượt qua mọi thăng trầm, biến cố

4. Liên hệ:

Em có thể thêm phần liên hệ nếu muốn

III. Kết bài: Khẳng định lại quan điểm lao động đúng đắn học từ anh thanh niên

Leave a Reply