Văn nghị luận - Suy nghĩ của em về tính tự lập

DÀN Ý 1

- Giới thiệu tự lập là gì?

+ Là tự suy nghĩ, tự làm tự quyết định cuộc sống của mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào người khác

- Biểu hiện

+ Được thấy qua các hành vi từ nhỏ đến lớn

_Lúc nhỏ, tự xúc cơm, với cá nhân, thu dọn đồ chơi,....

_Khi đi học tự làm suy nghĩ các bài khó không chép bài; nếu quá khó thì nhờ thầy cô bạn bè gợi ý

_Khi trưởng thành tự kiếm tiền nuôi sống bản thân không ăn bám bố mẹ

Suy nghĩ của em về tính tự lập

+ Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn không gục ngã mà tự đứng dậy bằng đôi chân mình

- Khẳng định

+ Tự lập là một đức tính không thể thiếu trong cuộc sống

- Phê phán 

+ Nhiều bạn ỷ lại gia đình có giúp việc -> không bao giờ động đến việc nhà, lười biếng

+ Một số bạn ỷ lại vào việc gia đình có địa vị trong xã hội quen thói sống nâng đỡ -> suy nghĩ sai lệch về giá trị lao động

+ Mất phương hướng, tự ti, rụt rè

- Ý nghĩa

+ Làm cho con người vững vàng

+ Giúp bản thân vượt qua mọi thử thách của cuộc sống

+ Người tự lập luôn thành công trong cuộc sống, được mọi người kính trọng

+ Lấy ví dụ: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Mai An Tiêm

- Giải pháp 

+ Rèn từ nhỏ

+ Bản thân nỗ lực cố gắng

+ Cha mẹ nên khuyến khích con cố gắng

- Liên hệ 

+ Là học sinh em sẽ sống tự lập để luôn thành công trong cuộc sống

DÀN Ý 2

I. MỞ BÀI

- Dẫn dắt vấn đề :

Theo qui luật, xã hội luôn tồn tại và phát triển, với con người thì “tre già, măng mọc”. Mối quan hệ giữa xã hội-con người luôn là một mối quan hệ gắn bó hữu cơ.

+ Con người chính là sức mạnh, là động lực của mọi sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Lực lượng thanh niên – tuổi trẻ bao giờ cũng là rường cột nước nhà.

+ Suy nghĩ, lối sống của họ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn vong hay phát triển của đất nước, dân tộc.

- Nêu vấn đề:

+ Ở nước ta hiện nay, nhìn chung, đa số các bạn trẻ đều muốn thể hiện năng lực của mình qua cách sống tự lập ngay khi còn là học sinh-sinh viên.

+ Nhưng cạnh đó, có một bộ phận thanh niên không nhỏ lại sống kí sinh, thiếu ý chí tự lập, lúc nào cũng chỉ muốn nằm trong vòng tay bố mẹ, sống dựa dẫm vào người khác. Thật nhục nhã và đớn hèn cho một lối nghĩ, lối sống yếu đuối.

+ Vậy sống tự lập là gì? Ta phải sống như thế nào mới được xem là tự lập?

II. THÂN BÀI

Nêu khái niệm: Thế nào là tự lập ?

Nghĩa đen: Tự lập là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác.

Tự lập là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác

Nghĩa bóng : Tự lập là cách sống không dựa dẫm vào người khác, biết dùng tài năng và bản lĩnh cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.

Tự lập là một trong những đức tính nhân bản trong tiến trình thành nhân của một con người. Sống tự lập luôn cần tới khả năng tự chủ để vương tới sự tự do đích thực là không bị nô lệ cho bản năng, cho hoàn cảnh, cho bất cứ chủ thể nào

Đối lập với tự lập là sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không tự mình giải quyết các công việc dù lớn hay nhỏ.

Biểu hiện của tính tự lập :Tự lập thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập.

Trong học tập : 

+ Tự làm bài tập không để thầy cô, ba mẹ nhắc nhở nhiều.

+ Học thuộc bài trước khi đến lớp.

+ Tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.

+ …

Trong lao động : 

+ Chăn trâu giúp đỡ gia đình.

+ Chăm sóc em cho bố mẹ.

+ Lấy củi cho gia đình.

+ Làm cỏ nương cho bố mẹ.

+ Trực nhật lớp 1 mình.

+ Hoàn thành công việc lao động do nhà trường phân công.

+ Tự trồng rau, nuôi gà vịt, tăng gia sản xuất.

+ …

Trong công việc hàng ngày : 

+ Tự giặt quần áo.

+ Tự đun nấu nước tắm.

+ Tự rửa bát.

+ Tự vệ sinh cá nhân.

+ …

( phần này nên nêu một vài tấm gương tiêu biểu của tính tự lập thì bài viết sẽ thuyết phục hơn. )

Hiện trạng ( trong đời sống hằng ngày và trong học tập ):

Sống tự lập

> Trong đời sống hằng ngày :

+ Sống kí sinh và dựa dẫm vào người khác là cách sống của những thanh niên “không chịu lớn” và “không đủ lớn”.

+ Trên thực tế, có khá nhiều bạn trẻ đến tuổi trưởng thành có thể sống tự lập nhưng vẫn dựa vào khả năng kinh tế cũng như sự bảo trợ của gia đình để hưởng thụ hoặc phá phách. Sống bằng sự dựa dẫm hay bằng sự bao bọc của gia đình sẽ làm hỏng cuộc đời và mang đến nhiều hệ lụy khó lường cho xã hội.

+ Báo chí vẫn thường đưa tin và lên án những “party” hoành tráng, những cuộc ăn chơi trác táng thâu đêm, những trò đua xe chết người trên xa lộ… của các cậu ấm cô chiêu. Khá nhiều những bạn trẻ “không chịu lớn” cứ ngủ yên trong đời chật, thường muốn được vỗ về hoặc nằm yên trong vòng tay “bế ẵm” của ba mẹ như những “chú gà công nghiệp”.

> Trong học tập :

Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập.

Khẳng định vấn đề đúng ( hay vai trò, tác dụng của tính tự lập trong cuộc sống ) :

+ Các bạn có biết Steven Jobs– ông chủ công ty Apple lừng danh từng tự lập để học và sống xứng đáng, không phí phạm đồng tiền đầy mồ hôi của bố mẹ; nhà khoa học Marie Curie đã phát hiện ra radium từ rất sớm và vào đời bằng nghề gia sư đầy vất vả; Napoleon một vị tướng giỏi của nước Pháp phải tự lập ở một nơi rất xa nhà để hoàn thành sự nghiệp của mình. Kết quả là tất cả họ đều thành công với lối sống tự lập vì họ “dám nghĩ dám làm”. Vậy tự lập là tự biết chọn đường tốt mà đi, có ý thức tự giác trong việc tự xây dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại hay sống dựa vào người khác. Nhiều bạn trẻ đánh đồng việc tự lập với việc tự làm ra tiền, thực ra nếu nghĩ như vậy thì chưa đủ. Vì tự lập là một kĩ năng sống cần thiết cho mọi người, nhất là các bạn trẻ, nhưng khi thực hiện còn phải biết dung hòa kĩ năng này với nhiều mối quan hệ khác, nhất là với mối quan hệ gia đình. Bởi gia đình là yếu tố chi phối đến ý thức tự lập của mỗi người. Tính tự lập không tự nhiên mà có, nó được rèn luyện-giáo dục từ nhỏ. Có những việc tưởng chừng lặt vặt như tự phục vụ (ăn cơm, đánh răng, gấp quần áo…), đến việc giúp đỡ gia đình trong sinh hoạt thường ngày, ý thức trách nhiệm tự giải quyết công việc cá nhân... đều là nền móng giúp sự tự lập trong mỗi con người hoàn thiện khi lớn lên.

+ Lối sống kí sinh, dựa dẫm của những bạn trẻ “không chịu lớn” và “không đủ lớn” sẽ làm hỏng cuộc đời và đương nhiên sẽ gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Hằng ngày, ta nhìn thấy nhiều việc chướng tai gai mắt, đừng tưởng ấy là việc nhỏ (thậm chí rất nhỏ) nhưng lại liên quan rất nhiều đến ý chí và ý thức thể hiện phong cách sống tự lập. Ví như đường đến trường có thể không xa nhưng nhiều bạn trẻ vẫn thường bắt ba mẹ đưa rước, hoặc ba mẹ chưa đủ tin tưởng để con tự đi một mình nên phải dẫn dắt không bao giờ dám thả rời một bước; ở nhà, có bạn trẻ không hề nhúng tay vào bất cứ một việc con nào nên chưa bao giờ bạn ấy giúp ba mẹ mình quét một khoảnh sân, gấp một bộ chăn màn, lặt một mớ rau, nấu một nồi cơm, thậm chí chế một tô mì gói cho chính mình… Những con người này lúc nào cũng chờ được người khác phục vụ, sống dựa vào người khác. Đó là biểu hiện của những kẻ “không chịu lớn”. Nếu gặp vận rủi, cuộc đời gặp sóng gió, mọi chỗ dựa không còn, những kẻ quen sống tì vào người khác nhất định gục đổ hoặc đối diện một cuộc sống đau buồn chua xót đầy bế tắc. Ấy là chưa kể sự nhỏ bé đi về mặt nhân cách trong sự nhìn nhận của những người chung quanh. Lối sống hay cách nghĩ của những kẻ “không đủ lớn” rất dễ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Hãy nói “Tôi sẽ làm được!” như người tập đi xe đạp lần đầu. Có thể bạn sẽ ngã chỏng chơ, mình mẩy lấm lem nhưng bù lại lần sau bạn sẽ ngồi thẳng trên yên xe với một tư thế đàng hoàng và vượt lên phía trước trong con mắt ngưỡng mộ hoặc yêu mến của nhiều người chung quanh.

Sống tự lập là lối sống rất có ý nghĩa. Biết sống tự lập, điều ấy lại càng có ý nghĩa hơn. Muốn làm quen lối sống tự lập, trước hết, bạn cần có khả năng tự chủ. Khi bạn biết sống tự lập và có cuộc sống tự lập, ấy là điều kiện tốt đẹp cần thiết để bạn rèn luyện nhân cách cá nhân. Cuộc sống tự lập mang lại sự tự tin, khuyến khích con người phát huy năng lực cá nhân, phát triển khả năng tư duy-sáng tạo. Sydney Smith đã nói: “Lỗi lầm lớn nhất trong tất cả các lỗi lầm là không làm gì cả. Hãy làm những gì bạn có thể làm”.

Sống tự lập là lối sống rất có ý nghĩa

+ Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.

+ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.

+ Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.

* Liên hệ bản thân và rút ra bài học (hướng rèn luyện) cho bản thân.

+ Mỗi ngày là một cơ hội cho bạn. Dù cơ hội đó không lớn nhưng bạn cảm thấy hài lòng về bản thân là được. Đừng chần chừ vì cơ hội hôm nay sẽ qua đi. Rapph Waldo Emerson từng phát biểu: “Đừng quá rụt rè và câu nệ về hành động của bạn. Cuộc đời chỉ là trường thử nghiệm không hơn, không kém”. Bạn có dám tự lập và thể hiện tài năng của mình không hay thụt cổ rùa vì tự ti và hèn nhát?! “Mỗi người đều có riêng mình một năng khiếu. Thiên tài chỉ là cách nói” , Raph Waldo Emerson đã chỉ cho chúng ta biết như thế. Vì vậy, bạn hãy thể hiện bản lĩnh cá nhân như ca hát, vẽ vời, viết lách... Tất cả những điều đó sẽ làm cuộc đời bạn trở nên phong phú.

+ Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.

+ Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức.

+ Phê phán những người không có tính tự lập, dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác, sống bám vào người khác.

+ Để có thể sống tự lập, mỗi người đều cần được giáo dục trong gia đình, học đường và xã hội. Trong gia đình, trẻ em cần được hướng dẫn để có thể tự phục vụ những nhu cầu cá nhân của mình, cần được giải thích để biết phân biệt điều tốt, điều xấu để các em có thể say mê vươn tới những mục đích cao đẹp để thể hiện mình vì biết nói không với điều xấu, nói không với những tình cảm không lành mạnh và những môi trường không lành mạnh. Trong học đường, nên phổ biến rộng rãi phương pháp giáo dục chủ động để học sinh tự lập trong học tập, dám suy nghĩ và chịu trách nhiệm về những chọn lựa của mình. Đặc biệt đối với mỗi bạn trẻ, cần phải tự rèn luyện tính tự lập cho mình, cụ thể như việc tự phục vụ nhu cầu cá nhân của mình, tự học hỏi nghiên cứu để có một sự hiểu biết chính xác tuyệt đối, không quay cóp, nhờ cậy bạn bè trong các kỳ thi. Trên thực tế, không ít các bạn con nhà giàu thích leo lên những cây vàng của ba mẹ mình hơn là trở thành một chủ thể tự lập, một nhân cách trưởng thành.

III. KẾT BÀI : Khẳng định lại vấn đề nghị luận

+ Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.

+ Tất cả chúng ta hãy cùng bước vào đời, bước ra khỏi vòng tay “bế ẳm” của ba mẹ để thể hiện tài năng của chính mình. Sự tự lập sẽ giúp bạn thành công khi bước vào đời. Hãy nhớ mang theo hành trang tự lập để xây dựng nhân cách trưởng thành hoàn thiện. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, điều tự lập cần thiết là tự học và giúp đỡ ba mẹ bằng những việc làm nằm trong khả năng của mình.

Leave a Reply