Văn nghị luận xã hội - Đừng bao giờ chờ đợi gió đổi chiều

GỢI Ý 1

Câu này thì nội dung chính là đừng trông đợi hay mong muốn người khác thay đổi (ẩn dụ: chờ gió đổi chiều). Họ giống như ta, bản tính khó đổi, nên đừng hi vọng hay trông chờ quá nhiều từ họ. Ở góc nhìn khác, thì có thể là đừng trông chờ hay muốn thay đổi con người họ. Cũng có thể là người kia hãy tự giác thay đổi để thích nghi với môi trường, những người xung quanh,... cũng có thể phản đề "Cuộc đời là của riêng bạn sao lại phải thay đổi vì người khác?" Ở phần này bạn cho rằng nó hỗ trợ nhau, cuộc sống là chính ta lựa chọn, bởi thế không nên đi theo áp đặt của người khác nhưng cần suy nghĩ kĩ, điều ta làm đã thật sự đúng đắn? Nó đem lại kết quả tốt hay chỉ từng ngày đếm những thất bại? Từ đó cho thấy tác động của con người là vô cùng lớn. Hãy tự thay đổi chính mình trước khi có một mong muốn ở một đối tượng hoặc hãy sống tốt hơn, hãy nổ lực hơn, đừng dựa dẫm hay chờ đợi người khác thay đổi hoặc nếu lời ta nói đã bị phản bác ngay từ đầu, tốt nhất ta nên mặc kệ, và chứng minh điều đó đúng bằng cách sống thật tốt, thật ý nghĩa.

Đừng bao giờ chờ đợi gió đổi chiều

GỢI Ý 2

Câu nói khuyên con người nên tự tìm kiếm, tạo dựng cơ hội cho chính mình, không nên ngồi không chờ đợi cuộc sống cho mình cơ hội, bởi cơ hội chỉ đến với những con người thực sự xứng đáng, không ai đem cho không bạn cơ hội, bạn không thể mãi mãi đợi chờ những yếu tố ngoại cảnh để chạm đến thành công. Từ đó, phê phán những con người luôn dựa dẫm vào người khác, vào số phận mà không chịu tạo ra cơ hội cho chính mình.

Có thể lấy dẫn chứng về Picaso: Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Pa ris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi " Ở đây có bán tranh của Picaso không?". Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó -> Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.

Leave a Reply