Văn nghị luận - Xây dựng một môi trường sống không khói thuốc

Mỗi điếu thuốc làm cuộc đời ngắn đi... 5 phút

Theo bác sĩ Trương Trọng Hoàng - Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM (T4G) - thuốc lá là một “kẻ giết người thầm lặng”, là tác nhân dẫn đến 25 bệnh khác nhau, trong đó, ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính và dãn phế quản là những hậu quả gần như “độc quyền” của việc hút thuốc lá. Các nhà khoa học tính toán, nếu hít phải khói thuốc của một điếu thuốc, đời người sẽ bị rút ngắn... 5 phút! Trong khói thuốc có 4.000 chất độc, nguy hiểm nhất là nicotin, oxyt carbon, hắc ÚI cùng nhiều độc tố và kích thích tố khác, thậm chi có thể dẫn đến vô sinh... Gần đây nhất, một báo cáo của quân y Mĩ vừa gây châm động khi khẳng định việc hút thuốc lá còn là nguyên nhân của hàng loạt bệnh: bạch cầu, đục thủy tinh thể, ung thư thận, tuyến tụy, dạ dày, cổ tử cung và hầu như gây hại cho tất cả các cơ quan nội tạng!

Một khảo sát do T4G thực hiện năm 2003 trong học sinh độ tuổi 13, 15 ở TPHCM cho thấy, tỉ lệ học sinh nam hiện đang hút thuốc lá lên đến 8,3% và số đã từng hút là 34,2%. Tỉ lệ này tăng dần theo độ tuổi. Đáng ngại là có tới 3,1% bắt đầu hút từ lúc... 7 tuổi hoặc... dưới 7 tuổi, nhiều nhất là 12-13 tuổi! Một nghiên cứu khác trong nữ sinh cấp 3 ở nội thành cho thấy, có 3,6% đang hút thuốc lá và có chiêu hướng tăng rõ rệt. Nguy cơ này ngày càng cao khi hiện lực lượng nữ tiếp thị được các hãng thuôc lá sử dụng triệt để.

Xây dựng một môi trường sống không khói thuốc

Việt Nam: 8,2 ngàn tỉ đồng/năm chỉ cho thuốc lá

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thuốc lá còn gây ảnh hưởng lớn đến xã hợi, môi trường, kinh tế. Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm cán bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện thế giới có khoảng 1,25 tĩ người hút thuốc lá và mỗi năm có 4,9 triệu người chết do thuốc lá - nhiều hơn tổng số tử vong do tai nạn, bệnh lao và bệnh AIDS. Điều đáng nói là, trong khi việc hút thuốc lá tại các nước phát triển đang giảm thì ở các nước đang phát triển lại tăng. Khoảng 60% số thuốc lá được tiêu thụ và 75% số người hút thuốc lá là từ các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, hơn 56% đàn ông đang hút thuốc. Dự báo có khoảng 8 triệu người sẽ clíết sớm vì hút thuốc (chưa kể những người “hút thuoc thụ động”). Kết quả cuộc điều tra do Viện Xã hội học và Trường Đại học Thương mại thực hiện năm 2002 cho thấy, cả nước có hơn 12 triệu người hút thuoc lá và chi cho nó trên 8,2 tỉ đong/nãm (tương đương 1,6 triẹu tấn gạo, đủ nuôi 10,6 triệu người/năm). Mỗi năm, người hút thuốc chi cho thuốc lá cao hơn 3,6 lẩn chi cho giáo dục, cao hơn 1,9 lần cho chăm sóc sức khỏe...

Vì một môi trường sống không khói thuốc

Làm thế nào để hạn chế tỉ lệ người hút thuốc lá? Theo bác sĩ Trương Trọng Hoàng, tuyên truyền giáo dục sức khỏe là một hoạt động hết sức quan trọng, nhưng cạnh đó phải có các chính sách và luật pháp thích hợp. Bên cạnh viẹc hình thanh các chính sách và cam kết của chính quyền về kiểm soát thuốc lá, cần nhắm đến kiểm soát việc trồng thuốc lá, chế biến, quảng cáo kinh doanh, thúc đẩy sự hình thành chuẩn mực không hút thuốc nơi công cộng, phòng ngừa giới trẻ tập hút thuốc, giúp người đã hút cai nghiện và bảo vệ người không hút khỏi tác hại của việc “hút thuốc thụ động”. Tạo ra những khu vực không thuốc lá, tăng thuế đánh vào thuoc lá, khiếu kiện các công ti sản xuất thuốc lá, đưa ra mô hình tiếp thị xã hội bao gồm hỗ trợ điều kiện cai nghiện.

Chính phủ ta rất quan tâm đến hoạt động phòng chống thuốc lá. Hiện Việt Nam là quốc gia thứ 6 trong 99 nước trên thế giới đã kí FCTC (Công ước khung kiểm soát thuốc lá) và phấn đấu sẽ là 1 trong 40 nước đầu tiên phê chuẩn công ước này (dự kiến đến tháng 9 năm nay Chính phủ sẽ chính thức phê chuẩn). Riêng tại TPHCM, được sự bỗ trợ của Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới, T4G vừa mở cuộc vận động thực hiện khu vực ăn uống không thuốc lá tại các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố. Điều đáng mừng là, đại diện nhiều nhà hàng, quán ăn, khách sạn rất đồng tình với cuộc vận động này và cho biết, chính nhiều thực khách cũng có yêu cầu tương tự. Hiện có gần 20 cơ sở đang tiến hành thực hiện yêu cầu này. Đây là một tín hiệu vui ban đầu để tiến tới xây dựng một môi trường sống không hút thuốc...

Nhiều bệnh nhân bị ung thư phổi cho biết họ chưa từng hút một điếu thuốc nào. Khi các nhà nghiên cứu tập hợp số liệu mới tình cờ phát hiện, những bệnh nhân này đều là nhân viên phục vụ tại các nhà hàng. Tuy bản thân không hút thuốc nhưng phổi của họ đã hứng trọn khói độc từ những điếu thuốc của... thực khách! Trong gia đình co người hút thuốc, tỉ lệ trẻ em bị bệnh về đường hô hấp cao hơn, trẻ bệnh suyễn lên cơn nhiều hơn, trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ đột tử... Người tã gọi chung đây là những người “hút thuốc thụ động”...

Leave a Reply