Văn thuyết minh - Ô nhiễm môi trường

I. Mở bài:

Dẫn dắt về vấn nạn "Ô nhiễm môi trường"

II. Thân bài:

1. Thực trạng hiện nay:

- Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.

Ô nhiễm môi trường

- Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường… Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ, biển

- Trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền là hồi chuông báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng diễn biến phức tạp ở nước ta

2. Nguyên nhân của vấn nạn này:

- Sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân:

+ Mặc định việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước

+ Cho rằng việc xả giấy gói kẹo, gói bánh, vỏ hộp sữa,... chẳng có gì to tát nên cứ tiếp tục xả rác

+ Việc bảo vệ môi trường mà họ làm được chẳng có tác động là bao nên không làm

- Sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp:

+ Đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không lắp đặt hệ thống xử lí chất thải, đẩy chất thải trực tiếp ra môi trường

- Chính sách quy định quản lí và chế tài xử phạt việc bảo vệ môi trường của nhà nước chưa chặt chẽ đã góp phần khiến cho hành động ô nhiễm môi trường tràn lan

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải

3. Hậu quả: 

- “Làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. 

- Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. 

- Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. 

- Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. 

- Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. 

4. Biện pháp:

- Nhà nước cần có chế tài xử phạt thật nặng đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân thông qua việc tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm bàn về vấn đề môi trường tại các quận, huyện, phường, xã, ...

- Tham gia bảo vệ môi trường bằng phát động các phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở khu vực công cộng, làm sạch bãi biển, ...

III. Kết bài:

Liên hệ bản thân và khẳng định vấn nạn môi trường cần phải được ưu tiên đẩy lùi!

Leave a Reply