Văn thuyết minh - Theo ca dao đi xem các lễ hội

Ở Hà Nội, lễ hội ba làng thuộc Gia LÂm, diễn ra vào mồng 9 cho đến 12 tháng 2 Âm lịch, đó là:

Làng Cầu đuổi lợn

Làng Cự kéo co

Làng Ngô chạy ngựa.

Còn ở Từ Liêm, có làng Đăm ở xã Tây Tựu mở hội đua thuyền hào hứng từ mồng 9 tháng 3 Âm lịch:

Làng Đăm có hội đua thuyền

Có lò đánh vật lưu truyền từ lâu.

Nhớ ngày giỗ Tổ thảng ba mồng mười

Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội mở hội Gióng vào mồng 6 tháng giêng Âm lịch tại đền Thánh Gióng:

Thảng giêng giỗ thánh Sóc Sơn

Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.

Ngoài ra, hội Gióng còn được tổ chức tại làng Phù Đổng, huyện Gia LÂm, Hà Nội vào tháng tư Âm lịch cùng với hội Dâu và hội Khám ở Băc Ninh.

Mồng bảy hội Khảm

Mồng tám hội Dâu

Mồng chín đâu đâu

Kéo về hội Gióng.

Hay:

LÂm rÂm hội Khảm

U ám hội Dâu

Vỡ đầu hội Gióng.

Bắc Ninh, nhiều hội mở ra sau Tết Nguyên đán thật đông vui và hào hứng cùng với hội Bồ Đề ở Gia LÂm, Hà Nội:

Mồng bốn là hội kéo co

Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về

Mồng sáu đi hội Bồ Đề

Mồng bảy trở về đi hội Đống cao.

Tuy nhiên, vui nhất phải kể đến các hội sau đây:

Thứ nhất hội Gióng, hội Dâu

Thứ nhì hội Vó chẳng đâu vui bằng.

Hội Vó thuộc xã Quang Bố, Gia Lương, Bắc Ninh.

Hay:

Nhất hội Hương Tích

Nhì hội Phủ Giầy

Vui thời vui vậy

Chẳng tày hội cá làng Me.

Hội cá làng Me vào mồng 4 tháng 2 Âm lịch, ở xã Tùng Thiện, thị xã Sơn Tây. Con hôi Phù Giày thờ ba Chúa Liêu Hạnh ở Vụ Bản, NÂm Định, mở hội từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3. Hội chùa Hương (Hương Tích) mở từ mồng 6 tháng giêng tại Hoài Đức, Hà Tây.

Có người thì cho rằng:

Nhất vui là hội Cổ Loa

Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm.

Theo ca dao đi xem các lễ hội

Hội Cổ Loa thờ An Dương Vương Thục Phán ở huyện Đông Anh, Hà Nội, mở hội từ mồng 6 tháng giêng, còn hội Chèm tại huyện Từ Liêm, Hà Nội, thờ Lý Ông Trọng, hội mở vào 14 tháng 5 Âm lịch.

Ớ xứ Đoài có hội chùa Thầy cũng đông vui chẳng kém:

Nhớ ngày mồng bảy thảng ba,

Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy.

Hội chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Tây. Những người trẩy hội chùa Thầy có nhiều kỉ niệm khó quên:

Hội chùa Thầy nhớ hang Cắc Cớ

Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

Ngoài ra, ở Hà Tây còn có hội chùa Tây Phương cũng thu hút nhiều khách hành hương từ khắp nơi đổ về.

Nhớ ngày mồng 6 tháng 3

Ăn cơm với cà nhớ hội chùa Tây.

Xa hơn về hướng Phong Châu, Phú Thọ, bên kia sông Đà Giang là đất Tổ Vua Hùng hằng năm có mở hội vào mồng 10 tháng 3 Âm lịch, được nhắc nhở qua câu ca:

Dù ai đi gần về xa

Nhớ ngày giỗ Tổ thảng ba mồng mười.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười thảng ba.

Ở xứ Nam, hội Đồng Bằng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo mà theo truyền thuyết, được suy tôn là Cha. Lễ hội tổ chức tại làng Đào thôn, thuộc Quỳnh Phụ, Thái Bình:

Dù ai buôn xa bán xa

20 tháng 8 giỗ Cha thì về

Dù ai buôn bản trăm nghề

20 tháng 8 thì về Đào thôn.

Hoặc ở Ninh Bình có hội Trường Yên hàng năm mở hội vào mồng 9 tháng 3 Âm lịch tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, cố đô của nhà Đinh và nhà Lê:

Ai là con cháu Rồng Tiên

Tháng ba mở hội Trường Yên thì về

Về thăm đền cũ Đinh - Lê

Non xanh nước biếc bốn bề như xuân.

Trên đây chỉ nêu ra một số câu ca đi cùng những lễ hội tiêu biểu. Trên đất nước ta còn biết bao nhiêu lễ hội phong phú, tưng bừng mà dân ca, ca dao, thơ phú... chưa kịp “ghi” hoặc phản ánh hết được.

Leave a Reply