Văn tự sự - Tôn trọng sự khác biệt

Ngày đầu tiên nhập học vào lớp ba ở trường mới, tôi chỉ ao ước được trở lại Michigan với hai người bạn thân của mình là Jeannie và Pam. Hôm ấy, sau khi đi hết dọc hành làng để tìm phòng số 355, tôi đúng trước ngưỡng cửa rồi lạ lẫm nhìn quanh. Đầu óc non nớt của tôi không tài nào hinh dung được những gì mình sẽ nhìn thấy. Trước mắt tôi là một cô giáo to cao, vẻ nghiêm nghị với cánh tay trái bị cụt. Cô giáo mặc một chiếc áo kiểu mỏng tay dài, ống tay trái được may dính vào thân áo như một chiếc nịt nhỏ. Tôi như đứng chôn chân ở cửa không biết phải làm gì, nửa biết mình phải tiến tới, nửa chỉ muốn quay người chạy ngay về nhà.

Tôn trọng sự khác biệt

Cô giáo mới lại gần tôi và hỏi: “Cô tên là Tillman, còn em, em tên gì vậy?”. Tôi ngập ngừng một lúc mới có thể lắp bắp trả lời: “Laura... tên em là Laura... Hayes”. Và rồi giây phút mà tôi sợ hãi nhất cũng đến khi cô nói: “Em là học sinh mới phải không? Em lại đây ngồi cạnh bạn Tim nhé!”, rồi cô kéo ghế bằng tay phải và ra hiệu tôi ngồi xuống. Lúc nghiêng người kéo ghế, tay áo trái của cô quệt qua mặt tôi. Tôi khiếp hai khi nhìn thấy chỏm cụt nơi tay trái của cô qua lớp vải mỏng.

Tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm được ngồi ở dãy cuối vì cảnh tượng cô giáo cụt tay nhìn từ xa cũng đã thật đáng sợ và thầm mong cô sẽ không đến gần tôi nữa. Ngước nhìn quanh lớp học rộng lớn với toàn những người xa lạ tôi thấy dường như bầu không khí ẩm ướt và nóng bức ở đây đang làm tôi nghẹt thở.

Giờ ra chơi đối với tôi là một cực hình! Ai cũng có bạn cũ, còn tôi lại quá nhút nhát. Không có ai chơi chung, tôi ra ngồi một mình trên xích đu và cảm thấy thật lẻ loi. Ước gì Pam và Jeannie có ở đây, tôi sẽ không cảm thấy cô đơn như thế này.

Hết giờ chơi, cô Tillman ra một bài tập quen thuộc của năm học mới: Viết một bài văn về chủ đề “Tôi đã làm gì trong mùa hè vừa qua?”. Tôi thích viết văn và tôi tin mình có khiếu, cầm bút chì trong tay, tôi bắt đầu viết, háo hức được trải cảm xúc của mình về những ngày hè tuyệt vời vừa qua trên trang giấy.

Bàn học của chúng tôi được chia thành từng cụm sáu chiếc một, xếp thành một hình vuông lớn, ba bàn nằm đối diện với nhau. Khi nộp bài, tôi thấy bài của mọi học sinh khác được viết bằng chữ thường rat nắn nót. “Ôi không!” tôi hốt hoảng nghĩ thầm, với cách xếp bài như thế mọi người sẽ thấy tôi không chỉ là người mới mà còn là người rất khác lạ. Bài của tôi là bài duy nhất viết bằng chữ in! Không hiểu cô Tillman sẽ nói gì khi thấy nó.

Cô Tillman dạy chúng tôi hết ngày hôm ấy. Khi đã quen với vẻ ngoài khác thường của cô, tôi thôi không nhìn vào cánh tay trái của cô nữa mà chỉ chú ý cách giảng bài lôi cuốn, giọng nói nhẹ nhàng, nét mặt đặc biệt cũng như hai lúm đồng tiền của cô khi cười.

Vài ngày sau, tôi kết thân được với một người bạn mới và cảm thấy thoải mái hơn ở trường. Nhưng đến trưa thứ sáu thì bài làm văn của chúng tôi được trả. Tôi nín thở khi xem bài làm của mình. Trên đầu trang giấy có một dòng chữ đỏ: “Hãy gặp cô sau giờ học”. Tim tôi như ngừng đập và tôi ước gì lúc đó sàn nhà có thể nứt ra để tôi trốn vào đó.

Văn tự sự - Tôn trọng sự khác biệt

Khi mọi người đã ra về, cô Tillman bảo tôi: “Cô nhận thấy em không giống những học sinh khác - em rất khác biệt”.

Tôi nghĩ thầm: “Em không muốn làm người khác biệt, em muốn là người bình thường như mọi người”. Nhưng trước khi tôi có thể tiếp tục dòng suy diễn của mình về lời nhận xét thì cô Tillman đã nói tiếp: “Em khác biệt vì em có khiếu viết văn. Qua bài làm của em cô biết em có chút ít kinh nghiệm về việc này. Vì vậy, bây giờ là lúc em luyện chữ viết như một tác giả thực thụ. Cô có thứ này dành cho em”. Cô trao cho tôi một quyển sách về chữ viết và hỏi: “Em viết bằng tay nào vậy?”.

Quá ngạc nhiên, tôi lắp bắp: “Tay... ơ... tay trái thưa cô”.

Cô Tillman cười to và nhìn xuống chỏm cụt nơi tay trái: “Cô không giỏi lắm về mục này. Có ai ở nhà có thể dạy em vào cuối tuần không?”.

Tôi trả lời, lòng khấp khởi hi vọng: “Em có thể nhờ mẹ, mẹ em viết rất đẹp”.

‘Vậy hãy nhờ mẹ. Thứ hai tới hãy cho cô xem em viết ra sao. À, vì em viết rất rõ ràng và chân thật nên bài của em đươc điểm A cộng”.

Khi tôi chuẩn bị ra về thì cô Tillman đến chỗ tôi, ngồi đối diện với tôi rồi nói bằng một giọng rõ và nhẹ nhàng: “Em cũng nhận thấy là cô rất khác biệt. Mọi người nhìn thấy cánh tay cụt của cô trước khi thấy con người thật của cô. Chỉ trong phút chốc, tai nạn đã làm thay đổi cuộc sống của cô và làm cô trở nên khác biệt... độc đáo... mãi mãi. Từ lúc ấy cô quyết định trở thành một giáo viên giỏi nhất để thay đổi cách người ta nhìn cô”.

Cô đứng dậy đưa tôi ra cửa và tiếp: “Tất cả chúng ta đều khác nhau theo cách này hay cách khác. Chỉ với một số người là sự khác biệt dễ nhận thấy hon. Laura, em cũng là người khác biệt, nhưng sự khác biệt khônậ phải lúc nào cũng xấu. Em có những năng khiếu đặc biệt. Hãy tự hào ve bản thân và mạnh dạn sử dụng hết tất cả những năng khiếu của mình”.

Năm học ấy trôi qua thật nhanh. Tôi bắt đầu có sự tự tin và cảm thấy hài lòng về bản thân. Tôi đã tập viết được chữ thường và dần dần tôi thắng được tính nhút nhát của mình. Một phần nhờ vào cô Tillman mà trong tôi đã thay đổi mãi mãi kể từ ngày cô dạy tôi bài học quan trọng nhất. Hãy tôn trọng sự khác biệt của mọi người, biết tự hào về những điều độc đáo của bản thân và dùng tài năng giúp ích cho người khác, và ta sẽ không bao giờ phải hối tiếc.

Leave a Reply