Viết 1 bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học rút ra từ câu chuyện Nhìn rõ chính mình (...)

NHÌN RÕ CHÍNH MÌNH

Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay. Thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”

Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa ta xuống núi để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy lừa, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung kính bái lạy.

Lúc đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất giác tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì lập tức con lừa sẽ nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa, lừa ta cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi.

Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng đang đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ. Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất tức giận, gậy gộc tới tấp… Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc đến thế”, nói xong liền tắt thở. Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.

(Quà tặng cuộc sống, NXB Văn hóa 2014)

Viết 1 bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học rút ra từ câu chuyện trên.

GỢI Ý 1

Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người, chính là cả một đời mà không nhận thức được bản thân mình.

Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất bản thân, có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được thế giới chung quanh. Mỗi ngày chúng ta đều soi gương, nhưng khi soi gương, có ai từng hói bản thân mình một câu rằng: “Bạn đã nhận thức được chính mình chưa?”

Nhìn rõ chính mình

- Nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình.

- Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.

- Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại hoang đường cho rằng người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.

Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ……có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy chưa….? Điều mà người khác tôn sùng chẳng qua chỉ là những ước muốn trong tâm, chứ không phải là chính bạn.

- Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.

Vậy nên nhìn rõ chính mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vậy!

GỢI Ý 2

Dẫn dắt:

- Dẫn dắt câu chuyện rồi rút bài học trong cuộc sống, chúng ta phải nhìn rõ chính mình, phải tự hiểu, tự nhận thức được giá trị của chính mình trong cuộc sống, từ đó có lối sống, cách sống sao cho phù hợp.

Bàn luận:

>>> Tại sao cần nhìn rõ chính mình, nhận thức giá trị của mình trong cuộc sống?

- Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có một vai trò, một vị thế khác nhau. Bằng cách trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”, “Tôi đang đứng đâu trong thế giới này?”, chúng ta nhận ra được vị trí của mình để từ đó điều chính lối sống, cách cư xử cho phù hợp. Không nên quá tự tin mà dẫn đến kiêu căng khi hiểu biết chúng ta còn nông cạn. Không nên xen vào chuyện người khác khi chúng ta không đủ tư cách tham gia.

Giá trị bản thân

- Nhận thức được giá trị của mình trong cuộc sống, nhìn rõ chính mình đồng nghĩa với việc chúng ta tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó mà phát huy cái mạnh, khắc phục cái yếu. Đừng vì những thứ bên ngoài tác động mà chúng ta ảo tưởng về bản thân, rồi đánh mất mình. Khi ấy chúng ta đã vấp phải một thất bại rất lớn giống như chú lừa kia. 

>>> Biểu hiện:

Những người thành công thường là những người luôn biết rõ vị thế của bản thân mình trong xã hội này. Họ thường khá khiêm tốn, nhưng rất khéo léo trong cách đối nhân xử thế. Họ biết mình mạnh ở đâu, yếu ở đâu để nhận thức rõ rồi phát triển hoàn thiện bản thân mình

Ngược lại, những người thất bại thì cũng vì lí do không nhìn rõ ra giá trị bản thân mình, cứ mải miết chạy theo những ham muốn vô bổ của cuộc sống

>>> Thực trạng hiện nay

Bài học nhận thức và hành động: Giá trị của một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời. Vậy nên nhìn rõ, nhận thức rõ về chính bản thân mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vậy.

+ Phê phán những con người không nhận thức rõ về mình trong cuộc đời, kiêu căng, tự phụ.

Leave a Reply