Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cách sống đẹp qua khổ cuối bài viếng lăng Bác của Viễn Phương

GỢI Ý

1. Khổ cuối viếng lăng Bác thể hiện tâm trạng lưu luyến của người con nơi miền Nam thương nhớ nói lời giã biệt. Từ đó, một tấm lòng, một nhân cách sống được tỏa sáng. Đó là lối sống muốn tận hiến và bày tỏ tấm lòng son sắc thành kính, biết ơn ,trung hiếu trước vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. (Làm đẹp cho đời, tận trung tận hiếu với tổ quốc non sông, hòa mình canh gác giấc ngủ yên bình cho Người, có thể hiểu là bảo vệ bình yên tổ quốc giữ vững non sông)

2. - Điệp từ "muốn làm": thể hiện rõ và thật sự nhấn mạnh tấm chân tình, lòng kiên trung và khát vọng cống hiến mình cho cuộc đời lớn của tác giả -> luôn muốn quên mình vì Tổ Quốc, vì Bác Hồ . 

- Từ gợi tả " thương" sâu sắc, đầy tính biểu cảm: bộc lộ được cảm xúc nhớ nhung, nỗi xót xa , thương mến vô bò đối với vị cha già đáng kính của dân tộc. Bộc lộ sắc bén và thuần thục nỗi lòng của người con miền Nam ra thăm lăng Bác 

Cách sống đẹp qua khổ cuối bài viếng lăng Bác của Viễn Phương

- Câu thứ hai: hình tượng con chim hót quanh lăng Bác có thể được liên tưởng đến khát vọng của tác giả nguyện làm con chim nhỏ mà ngân lên những hào khúc đầy tự hào để thay lời cảm ơn cũng như lòng kính yêu mà dân tộc Việt Nam đã dành cho Bác. Hình ảnh liên tưởng thứ hai bóng gió hơn đó là tác giá muốn hóa thành chú chim nhỏ tung cánh bay lên bầu trời đất Việt cao vút và lặng thầm dõi theo dự thay đổi từng ngày của non sông. 

- Câu thu ba: hình tượng "hoa ngát hương". Ta có thể liên tưởng đến khát vọng khát của tác giả muốn trở thành một bông hoa nhỏ trong một vườn hoa bên lăng Bác, tỏa những hương thơm từ Nam chí Bắc để Bác có thể cam nhận rõ hơn mùi vị của quê hương. Ta còn có thể kiên tưởng đến: vườn hoa sẽ không thể ngát hương khi không có những bông hoa thơm, cũng như người dân Việt Nam cũng chang thể sống trong hòa bình nếu không có sự hy sinh của cha ông, đặc biệt là Hồ Chủ Tịch. 

- Câu thứ tư: Làm cây tre trung hiếu, không những là tre xanh ngát đất trời, mà tác giả còn khao khát trở thành dieu gì đó thật kiên cường bất khuất một lòng một da hướng về màu cờ Tổ Quốc. Ngoài ra có thể liên tưởng đến những hàng tre bên lăng Bác đó là đại doen cho cả một dân tộc Việt Nam đang hướng về một nguồn sống, một trái tim vẫn đang bất diệt trong lòng mỗi người dân - Bác Hồ

3. "Mai về miền Nam thương trào nước mắt 

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 

Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây 

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này." 

Khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác thể hiện nỗi lòng của người con miền Nam đối với vị chủ tịch vĩ đại của đất nước. Động từ "thương trào" đã thể hiện rất sâu sắc nỗi lòng đó. Đây là một động từ mạnh, diễn tả cảm xúc mãnh liệt, là "trào" chứ không phải là " rưng rưng" hay " ngậm ngùi", là niềm thương cảm sâu sắc, là nỗi xót xa, đau đớn khi phải rời xa Bác trong lòng người con miền nam. Điệp từ " Muốn làm" được lặp lại 3 lần đã cho thấy niềm khát khao được ở bên Bác, được hóa thân vào những vật nhỏ bé nhưng vô cùng thân thương luôn luôn gần bên Bác. Người con miền Nam khao khát thành" con chim", thành "bông hoa" để dâng tiếng hót, sắc hương lên Bác. Đặc biệt là hình ảnh " cây tre trung hiếu", cho thấy ước vọng của người con miền Nam muốn được bên Bác, giống Bác, cống hiến tất cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của quốc gia, dân tộc. Ước vọng này không chỉ của riêng tác giả mà còn là của tất cả mọi người dân Việt Nam

Leave a Reply