Viết đoạn văn nghị luận về ý kiến của thầy hiệu trưởng Singapore gửi phụ huynh: "Xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư, bác sĩ mới là người hạnh phúc nhất trên thế gian này"

DÀN Ý 1

Vấn đề nghị luận: bệnh thành tích

A. Mở bài

Nếu như bài kiểm tra này em nhận được điểm kém, học sinh ai là người không biết buồn? Nhưng nếu bài kiểm tra này chỉ có điểm mà không có nhận xét phê bình hay động viên thì điểm số cũng mất đi một phần ý nghĩa. Vì vậy có thể nói, điểm số rất quan trọng nhưng học không phải để lấy điểm số. Và không có điểm số không có nghĩa học sinh không cố gắng học tập.

Bệnh thành tích

B. Thân bài

* Giới thiệu câu nói

- Những người tri thức không phải là những người hạnh phúc nhất thế gian vì ngành nghề nào cũng có cái hạnh phúc riêng 

- Có tri thức là rất tốt nhưng những người kém hơn không phải là bất hạnh

* Hiện trạng 

- Đến bài kiểm tra học sinh chỉ học vẹt để lấy điểm cao chứ không quan tâm mình tiếp thu được gì

- Gia đình luôn áp lực về điểm số

- Học sinh tranh chấp vì điểm số

- Nhiều học sinh vì điểm kém mà tự tử

- Dẫn chứng ''Một học sinh lớp 10 ở trường Nguyễn Khuyến, TP.Hồ Chí Minh đạt điểm trung bình học kì I là 8,9 nhưng điểm số đó vẫn không làm hài lòng cha mẹ. Kết cục, quá buồn bã, em đã đứng trên mái tôn tầng 4 của trường và lao xuống đất, để lại 2 lá thư tuyệt mệnh''

- Cha mẹ hay so sánh điểm số của con

- Con nhà người ta thì điểm cao

* Nguyên nhân

- Tâm lí điểm số ăn sau vào đầu người Việt từ lâu

- Gia đình quá kì vọng vào con

- Tâm lí ham điểm cao của học sinh

- Muốn hơn người khác về điểm số

- Điểm cao để được bố mẹ thưởng

-...

* Biện pháp

- Mở những cuộc nói chuyện tư vấn với cha mẹ, học sinh và nhà trường

- Giảm bớt gánh nặng điểm số

-...

* Mở rộng

Albert Einstein từng nói rằng: “Mọi người đều là thiên tài… Nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, suốt đời nó sẽ tin rằng mình là kẻ ngốc nghếch”.

Nhận xét thay cho chấm điểm chính là cách thầy cô bỏ đi bệnh thành tích và cơ hội để phát triển năng lực phẩm chất của học sinh.

Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.

Thầy giáo của Edison từng nói về cậu: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Thậm chí, thầy hiệu trưởng từng viết những dòng nhận xét: "Trò Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa thì sau này cũng không nên trò trống gì...".

Nếu Edison tin vào lời nhận xét này mà không cố gắng tự học thì liệu có một nhà khoa học như sau này?

C. Kết bài:......

DÀN Ý 2

Mở Bài 

Thầy hiệu trưởng Singapore đã nói với phụ huynh rằng: "Xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư, bác sĩ mới là người hạnh phúc nhất trên thế gian này". Câu nói này liệu có khiến chúng ta suy nghĩ? Xin thưa có đấy. Đây không phải cái gì đó quá xa lạ mà chính là căn bệnh khó chữa: bệnh thành tích.

Bệnh thành tích (2)

Thân bài: 

a) Giải thích:

* Bệnh thành tích là gì?

* Dẫn chứng, ví dụ

- Những người tri thức không phải là những người hạnh phúc nhất thế gian vì ngành nghề nào cũng có cái hạnh phúc riêng 

- Có tri thức là rất tốt nhưng những nguời kém hơn không phải là bất hạnh

- Bill Gates là ví dụ điển hình, ông học hành không giỏi nhưng vẫn làm tỷ phú đấy thôi. 

b) Nguyên Nhân có căn bệnh này: ( như trên)

c) Sự xuất hiện và Hiện trạng ngày nay

- Sự xuất hiện: Từ lúc nào? Tại sao?

- Hiện Trạng: (như trên)

d) Cách giải quyết, Mở rộng (như trên)

Kết Bài:

Liên hệ bản thân: bản thân nên làm gì từ bây giờ và sau này

Leave a Reply