Bạn hãy chứng minh câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"

Trong cuộc sống, mỗi con người chúng ta đều phải trưởng thành, đều phải trau dồi bản thân, hình thành một nhân cách tốt. Trong quá trình rèn luyện đó, môi trường tác động ngoại cảnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách. Đúng như nội dụng câu nói của ông cha ta từ xưa: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Theo ý hiểu trực tiếp mực thì có màu đen, đèn thì sẽ phát sáng, tạo nguồn sáng cho con người. Hiểu với ý trìu tượng hơn, mực chính là những điều xấu xa, đen tối, không trong sạch, mà khi bị mực “ vấy bẩn” chúng ta sẽ bị đen đi. Còn đèn, ánh sáng tức biểu tượng cho những điều tốt đẹp, trong sáng, ..đến gần đèn chúng ta sẽ được soi đường chỉ lối bằng ánh sáng ấy. Như vậy, câu nói với hai vế ngắt bởi dấu phẩy , hai vế là hai sự vật đối lập về hình thức cũng ngư là đối lập về tính biểu tượng đã khiến cho ta hiểu ra một triết lí sống: nếu ở trong một môi trường không tốt, quan hệ không tốt đẹp thì con người sẽ bị tha hóa, “đen” đi còn khi con người sống trong mọt môi trường trong lành, giao du với những người tốt thì con người sẽ học được nhiều điều, rèn luyện bản thân hướng đến cái đẹp toàn diện.

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Đèn và mực là hai sự vật tương phản được đặt trong tương quan như vậy là vì sao? Nó liên quan mật thiết đến nhân cách con người chăng? Đúng vậy, vì mỗi con người ta lớn lên một phần nhỏ sống theo bản năng còn phần lớn là trưởng thành và rèn luyện bản thân nên môi trường xung quanh rất quan trọng, nếu môi trường xấu, nhân cách con người cũng bị ảnh hưởng. Nếu môi trương tốt, con người ta đương nhiên học được những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó là những mối quan hệ được tạo lập giữa những con người cũng góp phần quan trọng đến việc xây dựng tính cách. Nếu giao du với người xấu, tính cách xấu có thể dễ lây nhiễm sang bạn. Ông cha ta nói “ gần mực thì đen” cũng xuất phát từ bản chất của mực, điều tất nhiên, giấy không thể trắng tinh sau khi bị mực đổ vào, chúng ta không thể trong sạch như ban đầu sau khi bị nhiễm thói hư tật xấu. Giống như một đứa trẻ mới lớn, nó ngây thơ và trong sáng như một tờ giấy trắng. Còn người lớn chính là người đóng vai trò quan trọng tạo ra những nét vẽ đẹp đẽ trên tờ giấy trắng chứ không phải những nét vẽ nghoệch ngoạc lên “tâm hồn trẻ thơ”.

Như vậy, những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách con người. Vậy chúng ta phải làm gì để có nhân cách tốt trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Thiết nghĩ rằng, chúng ta nên tự rèn luyện trau dồi bản thân trước, hãy biết phân biệt được “đen” và “trắng” dù đó là những suy nghĩ và nhận thức về nó còn khờ dại. Hơn nữa chúng ta cần giữ vững lập trường, quan điểm của bản thân khi đứng trước một tình huống mà ta nhận thức rằng nó không tốt, nó là thứ xấu xa, quan trọng nhất bạn không được để bị cám dỗ trước những thứ vật chất tầm thường dần dần bị tha hóa biến chất thậm chí mất cả nhân tính. Ngoài xã hội, bạn nên tạo những mối quan hệ tin cậy, tốt đẹp mà đối phương là người có phẩm chất đẹp, điều đó giúp bạn học hỏi được nhiều điều quý giá. Nhìn theo hướng khách quan, chúng ta nên tránh xa những người không tốt, hoặc môi trường có nhiều tệ nạn, nhiều điều không tốt đẹp. Nhưng đôi khi , môi trường sống xung quanh bạn không thể chọn lựa theo cách riêng của mình, lúc này, cần nhất ý chí của bản thân, nội lực trong con người ta sẽ chiến thắng được ngoại cảnh. Nhắc đến ý chí vượt lên “màu đen” của mực ta nhớ về thời kháng chiến chống Mỹ gian khổ của dân tộc, có những thành niên xung phong tình báo tiêu biểu như Vũ Ngọc Nhạ đã sống ngay trong ổ của những tên bán nước Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu,… nhưng ông vẫn giữ mình không đẻ bị buông thả thao lối sống xa hoa bẩn thỉu ô uế của lũ bán nước hèn hạ, không bị tha hóa, không trở thành tay sai của của giặc ngoại xâm.

Bên cạnh những tấm gương tốt, luôn tồn tại những điều xấu xa. Ta càng phải lên án gay gắt những kẻ vị những lợi ích mà mờ mắt, bị cám dỗ. Hay những kẻ không giữ nổi mình trước những thứ hào nhoáng để rồi đúng như câu nói “ gần mực thì đen” trở thành con người xấu xa, vô đạo đức.

Như vậy, câu tục ngữ xưa đã khẳng định lại một triết lí sống quý giá và sâu sắc về con người, về nhân cách và yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách con người. Câu tục ngữ trở thành một bài học quý báu cho thế hệ ngày nay và cả mai sau.

Leave a Reply