Bình giảng khổ thơ cuối trong bài Tràng giang của Huy Cận: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc / Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa / Lòng quê dợn dợn vời con nước / Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Nền thơ 1930 - 1945 đã đóng góp cho thi đàn văn học Việt Nam nhiều phong cách độc đáo. Nếu ta theo Thế Lữ vào giấc mơ tiên của Lưu Trọng Lư vào cuộc đời bất tận theo các sôi nổi cuống quýt của Xuân Diệu “muốn cắn trái xuân hồng” thì ta cũng có thể theo Huy Cận đi vào bể sầu nhân thế. Chẳng cần đi tới tập thơ Lửa thiêng chỉ riêng bài Tràng giang cũng đủ làm nên hồn thơ “ảo não” - Huy Cận. Và đây là khổ thơ sâu lắng Huy Cận thê thiết nhất trong trường buồn Tràng giang.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Nếu như trong ba khổ thơ đầu chúng ta thấy tâm trạng buồn của một “nỗi buồn” thế hệ một nỗi buồn không tìm ra lối thoát nó như kéo dài triền miên, dàn trải theo mênh mông vô định của sông nước, thì tới khổ thơ cuối tâm trạng ấy được nâng lên chiều cao, lan tỏa trong khói hoàng hôn của buổi chiều tàn.

Lóp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

dòng thơ này ta thấy đôi mắt của nhà thơ dường như đang nhìn thấy rất xa nơi cuối chân trời “Tràng giang”. Thật vậy không gì vui bằng lúc rạo rực bình minh, nhưng cũng không gì buồn tan tác bằng cái buổi ngày tàn “bóng chiều sa”. Nhưng chính lúc ấy trong thơ Huy Cận với “Tràng giang” lại rạng lên vẻ đẹp tráng lệ với “lớp lớp” những tầng mây hợp thành “núi mây” khổng lồ, được vạt nắng chiếu rọi thành “núi bạc”. Những đám mây trắng xốp ấy cứ to dần lên như hình quả núi và đằng sau hình quả núi ấy là một mật trời chói lọi sắp tắt khiến cho núi mây trở thành núi bạc một cảnh rực rỡ hiếm có khi hoàng hôn đang lụi dần, không gian dường như có một sự vận động lặng lẽ: mây cứ đùn lên mãi chiếm lĩnh cả bầu trời cao, khiến cho ở đấy mây cung đầy nỗi buồn rợn ngợp. Tác giả đã dùng cái có của thiên nhiên để nói về cái không của tình người trong cái bể trời bao la ấy. Câu thơ gợi nhớ nôi buồn của Đỗ Phủ khi ông không chốn nương thân da diết nhớ quê hương:

Mặt đất mày đùn cửa ải xa.

Ta thấy trong suốt hành trình “Tràng giang" hình ảnh thi nhân cô đơn trong tùng cảnh vật đổi thay nhưng cùng chung dáng vẻ “trôi nổi mông lung lạc loài vô định” một cành củi khô bập bênh trôi trên sóng (củi một cành khô lạc mấy dòng), một đám bèo xanh trôi nổi trên sông (bèo dạt về đâu hàng nối hàng) Với khổ thơ cuối hình ảnh thi nhân nỗi buồn của thi nhân lại thấp thoáng ẩn hiện trong một hình ảnh cô đơn lạc loài nữa một hình ảnh rất tội nghiệp. Đó là một cánh chim, chim nhỏ nhoi đang chở nặng bóng chiều, nghiêng cánh nhỏ cố bay về chân trời xa vắng.

Cánh chim bay lượn tuy gợi lên một chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng mông lung quá, nỗi buồn ở đây cùng thêm da diết trong nhớ thương. Nó không đóng khung cảnh sông nước ở trước mặt mà mở ra đến chân trời của miền quê xa. Hai câu thơ đầu của đoạn thơ cuối rất hay. Nếu như câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” gợi lên cái cao, cái bồng bềnh của cảnh mây trời thì cẩu thơ tiếp theo lại trĩu xuống theo hình ảnh, “bóng chiều sa” có lẽ bóng chiều ấy đang chở nặng một tâm tình buồn nhớ của thi nhân nên mới có chữ (sa) chứ không phải là “xa”. Phải chăng cái nỗi buồn cô đơn cùng nỗi buồn “sầu nhân thế” đó càng gợi lên trong nỗi buồn của thi nhân. Nó thể hiện sâu đậm trong hình ảnh thi nhân một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vĩnh hằng cái vô tận của không gian đối lập với kiếp người.

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hòn cũng nhớ nhà

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chuyển sang câu thứ ba đột ngột xuất hiện hai tiếng “lòng quê” không phải là ánh mắt nhìn theo đến hun hút vào “tràng giang” mà chính là cõi lòng nhìn xa về phía chân trời.

“Lòng quê” đó là nỗi lòng nhớ về quê hương và cũng có nghĩa là: cái lòng này vốn đã bị thị thành hóa giờ đây nó đang biến thành nỗi lòng giàu tình làng nghĩa xóm vốn là nơi ngày nào mình đã ra đi. Hai nghĩa nó sẽ định cho sự giải thoát cô đơn. Phải biến cái chính mình thứ hai nữa phải trở về chính quê hương mình.

Kết thúc bằng một nhạc là “dợn dợn” nó gợi lên muôn nhịp sóng: sóng nước, sóng lòng diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước cảnh trời nước mênh mông trong khoảng khắc hoàng hôn gắn liền với tình quê cố hương:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Dòng thơ cuối cùng gợi ngay đến hai câu thơ của Thôi Hiệu nhà Đường cũng là tấm tình quê của Huy Cận. Nó đây là một tình quê tha thiết hơn sâu nặng hơn và cũng mãnh liệt hơn. Với Huy Cận lòng quê đã nhớ quê sẵn, chính xác hơn là nhớ nhà, nhớ những người ruột thịt, những gốc chuối bờ tre... Vì thế không có một sự gợi ý ngoại cảnh thì tấm lòng ấy vẫn đăm đắm hướng về quê nhà để hi vọng kiếm một chút niềm thân mật ở làng quê sông nước, nơi chôn nhau cắt rốn...

Mới đọc bài thơ Tràng giang ta có cảm tưởng tất cả bài thơ là thiên nhiên. Nó rất hoang vắng, nó độc thoại với chính nó thế nhưng bốn dòng thơ cuối thể hiện bộc lộ chân thực nhất, sâu đậm nhất tình yêu quê hương của tác giả. Và ở hoàn cảnh đất nước bị quân giặc đô hộ càng yêu quê hương thắm thiết bao nhiêu thi nhân lại càng “ảo não” bấy nhiêu. Phải chăng ai đó đã nâng đỡ lòng người, khơi gợi những gì đẹp đẽ nhất, tiềm ẩn nhất với đáy sâu tâm hồn để vươn tới cái cao cả. Tràng giang đã khơi dậy tâm hồn bạn đọc một tình yêu thiêng liêng cao cả, nó mở đường cho tình yêu Tổ quốc, tình yêu giang san.

Leave a Reply