Cảm nghĩ của em về tình phụ tử của ông Sáu và bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

DÀN Ý

I.Tìm hiểu đề, tìm ý:

1.Nội dung: Đoạn trích ca ngợi tình cha con, tình phụ tử cao đẹp, bền vững, thiêng liêng, bất diệt trường tồn, và nỗi đau của cuộc chiền tranh tàn khốc đối với con người Việt Nam.

2.Tìm ý: 

* Luận điểm 1: Tình cảnh thái độ, hành động của bé Thu đối với ông Sáu trong lần ông về thăm nhà.

* Luận điểm 2: Những tình cảm của ông Sáu đối với con – là biểu hiện cho tình cảm cha con tình phụ tử cao đẹp, thiêng liêng, bất diệt với nỗi đau của cuộc chiến tranh chống Mĩ tàn khốc mà gia đình ông Sáu là hình ảnh tiêu biểu nhất.

*Luận điểm 3: Nghệ thuật của truyện.

II.Dàn bài:

1.Mở bài:

Nguyễn Quang Sáng tham gia cách mạng từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng mãi đến năm 1954 sau khi tập kết ra Bắc ông mới bắt đầu viết văn sáng tác tiểu thuyết, xây dựng kịch bản phim về để tài chủ yếu viết về người dân Nam Bộ. Năm 1966 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, ông viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà ”. Đoạn trích ca ngợi tình cha con, tình phụ tử cao đẹp, bền vững, thiêng liêng, bất diệt trường tồn, và nỗi đau của cuộc chiền tranh tàn khốc đối với con người Việt Nam.

2.Thân bài:

* Luận điểm 1: Mở đầu truyện ngắn “Chiếc lược ngà” nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho người đọc cảm nhận rõ về nhân vật bé Thu có một tâm hồn ngây thơ trong sáng, một cá tính ương ngạnh bướng bỉnh, thông minh, mạnh mẽ.

•Luận cứ 1: Bé Thu sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đặc biệt từ khi chưa đầy một tuổi, người cha của em phải xa nhà đi kháng chiến chống Mĩ, em lớn lên trong tình yêu thương của mẹ và chỉ biết hình ảnh của ba mình qua bức ảnh ba chụp với má. Em luôn khát khao được gọi ba trong tình yêu thương trân trọng, tự hào.

Thái độ, hành động của bé Thu đối với ông Sáu trong lần ông về thăm nhà

•Luận cứ 2: Tình huống truyện bất ngờ xảy ra, khi bé Thu 8 tuổi ông Sáu là người cha được trở về thăm con, gia đình nhưng trên khuôn mặt của ông lại có một vết thẹo dài trông rất sợ khiến cho hình ảnh của ông thay đổi so với bức ảnh mà bé Thu từng biết. Bởi vậy, khi nghe tiếng người gọi rồi tự nhận mình là cha của em thì bé Thu có hành động:

“Nó vụt chạy rồi kêu lên, má má”

Hành động của Thu là một lẽ bình thường tình của biết bao nhiêu đứa trẻ khác.Vì tâm hồn em quá ngây thơ trong sáng cho nên hình ảnh người đàn ông ấy không phải là cha của em, người cha trong trái tim em đẹp và hoàn hảo hơn.

•Luận cứ 3: Chiến tranh tàn khốc ác liệt đã gây ra vết thương trên gương mặt của ông Sáu để rồi Thu không nhận ra cha vì em còn quá trong sáng ngây thơ vì vậy em đối xử với ba mình giống như một người lạ vô cảm thẫn thờ, lạnh nhạt và nhất định không chịu gọi một tiếng ba chỉ nói trổng:

“Vô ăn cớm, cơm chín rồi, con kêu rồi mà người ta không nghe.”

Cách miêu tả tâm lí nhân vật trẻ thơ của tác giả Nguyễn Quang Sáng tinh tế đặc sác làm cảm động biết bao tâm hồn trái tim người đọc. Cá tính ương ngạnh bướng bỉnh lại được bộc lộ rõ khi bé Thu phải nấu cơm cho mẹ đi chợ, nồi cơm sôi cần phải chắt nước để cho cơm ngon khỏi nhão mà nồi cơm thì to, một đứa bé 8 tuổi sẽ không bao giờ làm được điều ấy phải cần sự giúp đỡ của người lớn. Bé Thu muốn nhờ ông Sáu làm điều ấy nhưng nó nhất định không gọi tiếng ba:

“ Cớm sôi rồi, chắt nước giùm cái, cơm sôi rồi nhão bây giờ.”

Câu nói ấy người đọc có thể đánh giá rằng bé Thu thật hỗn xược với người lớn nhưng đạt vào hoàn cảnh của câu chuyện thì đó là một cá tính mạnh mẽ, dứt khoát rạch ròi. Trong thế bí đường cung nhà văn miêu tả:

“ Nhắc không nổi, nó nhìn lên, nhìn xuống nồi cơm rồi cơm sôi, nó nhăn nhó muốn khóc. Cuối cùng nó nghĩ ra một cách dùng cái vá múc ra từng vá nước.” Hành động của bé Thu càng chứng tỏ em là một cô bé khá thông minh bướng bình. Cách nghĩ, cách làm, cá tính nhanh nhẹn càng khiến người đọc cảm động, yêu quý hơn.

•Luận cứ 4: Phải chăng kháng chiến của chiến tranh đã khiến tâm hồn trẻ thơ trở nên thiếu vắng tình yêu thương của gia đình cha mẹ. Không ai giải thích cho bé Thu hiểu bởi vì em còn quá nhỏ không thể hiểu được nỗi đau của chiến tranh gây nên. Bữa cơm gia đình khi ông Sáu quan tâm đến con bằng việc gắp cho Thu một miếng trứng cá to bỏ vào chén. Nhưng cái cá tình bướng bỉnh, tình cảm rạch ròi khiến Thu có hành động:

“Hất miếng trứng cá làm cơm văng tung tóe cả mâm rồi trong cơn nóng giận ông Sáu đã hết và đánh con vào mông.”

Đọc đến đây ta tưởng chùng bé Thu sẽ khóc nhưng em chỉ im lặng rồi “gắp miếng trứng cá bỏ vào chén rồi ra khỏi mâm bỏ về bà ngoại.” Chính cái đêm em bỏ nhà sang ngoại được bà giải thích Thu mới hiểu được vì sao người ba mà Thu hết lòng yêu thương, kính trọng, khao khát ấy lại có sự thay đổi như vậy. Khi ý thức của trẻ thơ trỗi dậy, tình yêu thương lòng tôn kính đã biến thành sức mạnh để cho bé Thu nhận ra cha trong hoàn cảnh đặc biệt, phút chia tay ngắn ngủi gợi lại biết bao cảm xúc tình cha ấm áp mênh mông .

*Luận điểm 2: Không chỉ là một cô bé ngây thơ trong sáng, ương ngạnh bướng bỉnh, thông minh đầy cá tính mà bé Thu còn là cô bé có tình cảm mãnh liệt luôn kính yêu khao khát tình cha trong niềm tự hào, trân trọng.

Bé Thu là cô bé có tình cảm mãnh liệt luôn kính yêu khao khát tình cha

•Luận cứ 1: Khi bé Thu nhận ra ba thì cũng là giây phút ông Sáu phải trở về chiến trường và tất cả mọi người kể cả mẹ bé Thu rất bận rộn chuẩn bị đồ đạc cho chồng. Thu như bị bỏ rơi, nó đứng lặng trong góc nhà để ngắm nhìn ba nó bằng một thái độ khác hẳn so với ngày hôm qua.

“ Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa. Vẻ mặt nó sầm lại buồn sầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương với đôi mi dài uốn cong và như không bao giờ chớp, cái nhìn của nó không ngơ ngác, lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”

Lần đầu tiên bé Thu được ngắm nhìn hình ảnh người ba thân yêu của mình im lặng sự ngơ ngác lạ lùng không còn nữa mà xen vào đó là những tình cảm chân thật mãnh liệt xen lẫn có sự ân hận day dứt vì có những hành động Thu đối xử với ba mình như một người xa lạ cho nên “nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

•Luận cứ 2: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đưa ra một tình tiết sự việc thật bất ngờ. Ông chọn vào chính thời điểm của phút chia tay ngắn ngủi để làm vỡ òa dòng cảm xúc trẻ thơ và tình yêu thương nồng thắm. Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường chào tạm biệt con lần cuối thì bỗng bé Thu kêu thét lên gọi ba:

“Ba...a...a... ba! Tiếng kêu như tiếng xé cả ruột gan mọi người nghe thật sót xa.”Cái tiếng ba được nhà văn Nguyễn Văn Sáng đặt trên một câu văn với dấu chấm lửng ngân dài cùng dấu chấm cảm ở cuối câu thể hiện rõ cái tiếng “ba” nó được ủ, đè nén trong khát khao từ tâm hồn trẻ. Bởi, khi sinh ra cho đến nay Thu mới được gọi tiếng “ba”. Phải chăng cái tiếng “ba” như được vỡ òa trong cảm xúc tình yêu thương cha sâu nặng vô bờ để rồi từ tiếng gọi ấy đã biến thành hành động:

“Nó vừa ôm chặt ba nó vừa nói trong tiếng khóc...Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”

Hành động ấy gợi lên bao cảm xúc của tình phụ tử thiêng liêng cao đẹp. Lần đầu tiên trong cuộc đời của một cô bé 8 tuổi, cất tiếng gọi ba, được nằm trong vòng tay ấm áp để được yêu thương ba cảm nhận về mồ hôi, dòng má của tình phụ tử. Cái khoảng thời gian ba ngày nghỉ phép là sự thờ ơ lạnh nhạt thì giây phút chia tay lại là niềm hạnh phúc ngọt ngào xen lẫn sự ân hận. Những giọt nước mắt của bé Thu, của ông Sáu như được hòa quện trong nhịp đập của con tim làm cảm động biết bao người chứng kiến.

•Luận cứ 3: Giây phút chia tay thật ngắn ngủi bé Thu như muốn thời gian ngừng trôi để Thu được mãi trong vòng tay yêu thướng của ba. Bởi vậy em muốn thế giới chỉ có Thu và cha:

“ Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó.”

Hành động của bé Thu càng chứng tỏ Thu là một cô bé đầy cá tính với tình cảm chân thật, mãnh liệt, sâu sắc, tâm hồn ngây thơ của con trẻ vẫn được thể hiện qua cử chỉ hành động “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba”. Phải chăng tình phụ tử đã trở thành một đề tài quen thuộc trong nền văn học hiện đại thắp lửa của niềm tin tình yêu thương ấm áp thiêng liêng. Bé Thu không muốn rời xa cha nhưng vì hoàn cảnh của cuộc chiến tranh tàn khốc cho nên Thu đành từ biệt cha lần cuối với lời dặn:

“Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba”

Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba

Lời dặn của bé Thu đã trở thành một kỉ vật thiêng liêng để cho nhà văn đặt tên nhan đề câu chuyện. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba được nắm trong vòng tay yêu thương tràn ngập hạnh phúc nhưng đó cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời Thu mãi mãi không bao giờ gặp ba nữa đó là nỗi đau của cuộc chiến tranh tàn khốc !

“ Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí trong câu quân thành ”

*Luận điểm 3: Đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng xây dựng khá thành công bởi việc miêu tả tâm lí nhân vật trẻ thơ tinh tế đặc sắc phù hợp với lứa tuổi nhận thức và tình hướng “vết thẹo dài trên má” của ông Sáu khiến cho truyện mang tính thực tế đời thường giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Chi tiết ấy tạo sự việc kịch tính hấp dẫn lôi cuốn người đọc, khắc sâu tính cách nhân vật, cảm động trái tim mọi thời đại

3.Kết luận:

Mỗi khi đọc đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng, chúng ta thấy được tầm hồn ngây thơ trong sáng cá tính ương ngạnh bướng bỉnh thông minh, tình cảm chân thật mạnh mẽ của bé Thu đối với người ba yêu dấu thương yêu của mình. Hình ảnh nhân vật bé Thu để lại trong lòng người đọc biết bao cảm xúc yêu thương trân trọng, quá khứ đã đi qua nhưng trong truyện thì vẫn còn mãi với thời gian đem thêm sức mạnh niềm tin để cho người Việt Nam hướng tới một tương lai huy hoàng tươi sáng hơn.

Leave a Reply