Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

DÀN Ý

Mở bài:

Trong thơ ca Việt Nam có biết bao nhiêu tác phẩm về tình cảm cha con rất xúc động nhưng ta không thể nào quên được tình cha con trong chiến tranh lại càng thiên liêng, cao đẹp. Điều đó được thể hiện trong tác phẩm ''Chiếc lược ngà'' của Nguyễn Quang Sáng. Đây là tác phẩm suất xắc thể hiện tình cha con đẹp đẽ sâu đậm khiến nhiều người đọc không thể nào quên được.''Chiếc lượng ngà'' như một áng văn buồn mà xúc động, lưu luyến mãi không rời, về sự éo le của ông Sáu, về sự mất mát của chiến tranh, về tình phụ tử cảm động thiêng liêng.

Thân Bài:

* Hoàn cảnh ra đời:

- ''Chiếc lược ngà'' viết năm 1966 viết trong thời kì chống Mỹ cứu nước của dân tộc rất gay go, ác liệt.

-Tình cảm gia đình trong chiến tranh.

-Chiến tranh làm tổn thương tình cảm gia đình.

* Tình cha con.

-Ông Sáu đi tòng quân khi đứa con đầu lòng chưa đầy 1 tuổi.

-Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh.

-Bé Thu dần lớn lên tròn tình yêu của mẹ nhưng chưa một lần được gặp cha. em chỉ biết nhìn ba qua tấm ảnh chụp chung với má.

Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

* Chiến tranh không thể lấy đi được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng.

+) Bé Thu rất yêu ba:

-Nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba ( Vì thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với mẹ.

-Em phản ứng một cách quyết liệt, có phần ương ngạnh đến khó chịu.

-Em ân hận trằn trọc lo nghĩ khi nghe bà ngoại giảng dạy về cái thẹo trên mặt ông Sáu.

-Khi chia tay, em gọi ''ba'', tiếng thét xé lòng, ôm hôn ba, hôn cả chiếc thẹo trên mặt ba, vì em yêu mọi thứ của ba, níu kéo không cho ba đi.

+) Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu đặc biệt.

-Khi về thăm nhà, ông cũng không đi đâu để chỉ được gần bên con.

-Đau lòng, thấy vọng đến cùng cực khi thấy phản ứng của bé Thu - không nhận ba.

-Thấy ân hận khi lỡ đánh con.

-Khi xa con ông nhớ con vô cùng.

-Ông dồn hết tình yêu thương vào tự tay làm chiếc lược ngà cho con

-Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng.

* Nguyên nhân về sự chia ly của cha con ông Sáu.

- Vì chiến tranh phi nghĩa cướp đi hạnh phúc của con người.

-Chiến tranh làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, để lại những nỗi mất mát không thể làm xoa dịu được trong lòng người.

* Suy nghĩ về tình cảm cha con sâu nặng.

-Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người

-Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy được thử thách càng trở lên thiêng liêng hơn.

-Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, giúp con người vượt qua mọi thứ.

-Tình cảm gia đình, cha con hòa quyện trong tình yêu quê hương, đất nước.

Kết bài:

-Khẳng định lại tình cảm cha con không thể nào bị chiến tranh phá vỡ

-Càng thể hiện tình yêu đất nước của tác giả.

-Làm người đọc biết quý trọng, nâng niu hơn tình cảm này.

Leave a Reply