Suy nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

DÀN Ý 1

I) Mở bài :

- Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng.

- Với nhân vật chính là bé Thu – một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.

II) Thân bài:

+ Luận điểm 1: Bé thu trong những ngày đầu gặp cha 

_Luận cứ 1: Lúc mới gặp cha 

- Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. 

- Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. 

=> Sự hồn nhiên ngây thơ, ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi. 

Suy nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

_Luận cứ 2: những ngày ông Sáu ở nhà 

- Anh Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.

- Không chịu gọi anh Sáu là ba, cứ xem như người lạ.

- Không chịu gọi ba vào ăn cơm, thấy má giận nó chỉ nói trổng. 

- Nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng.

- Được anh Sáu gắp trứng vào tô nhưng lại hất ra, tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.

=> Thể hiện sự mạnh mẽ, pha chút bướng bỉnh.

+ Luận điểm 2: Khi bé thu đã nhận ra cha mình

- Nhận ra tình cha con thật chất, lòng vô cùng ân hận. 

- Không còn bướng bĩnh, lạnh lùng.

- Hôn khắp người, ôm chặt không cho cha đi. 

=> Lòng thương cha vô bờ bến, biết hối hận về những gì mình đã làm. 

III) Kết bài:

- Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha.

- Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.

DÀN Ý 2

I. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Ví dụ:

Tình yêu trong văn học được biểu hiện rất sâu sắc và chân thành. Có những tình cảm rất thiêng liêng và sâu sắc như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu năm nữ, tình bà cháu, tình mẹ con,… và một thứ tình cảm rất thiêng liêng nữa ấy là tình cha con. Tình cảm cha con được biểu hiện rõ ràng nhất qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua tác phẩm hình ảnh bé Thu được thể hiện rất sâu sắc, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài: Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

1. Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba:

  • Khi ba về, người ba mà mình xem trong hình không giống như ở ngoài thực
  • Thu tròn mắt, ngạc nhiên và không chấp nhận sự thật
  • Khi thấy ba em chạy vụt vào trong nhà và gọi má
  • Sự hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi
2. Hình ảnh bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà:
  • Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra
  • Cứ xem ông Sáu như người lạ, không chấp nhận là ba của mình
  • Không chịu gọi một tiếng ba, nó nói trổng với má
  • Nó tỏ ra không thân thiện với ông Sáu
  • Ông Sáu gắp trứng cho Thu nhưng nó hất ra
  • Qua những hình ảnh ấy thể hiện thu là một cô gái bướng bỉnh, ngang ngạnh
3. Khi bé Thu nhận cha:
  • Nhận nhìn ra cha mình, cảm thấy có lỗi vô cùng và hối hận
  • Không còn bướng bĩnh và lanh lùng như trước
  • Hôn cha, ôm cha và không cho cha đi
  • Lòng yêu thương cha vô bờ bến

III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu

Ví dụ :

Nhân vật bé Thu là biểu tượng cho tình yêu thương cha, thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ và ngang ngạnh của một đứa con nít.

Leave a Reply