Hãy cảm nhận và nêu suy nghĩ của em về tác phẩm "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương

GỢI Ý

1, Phần 1: Khổ thơ thứ nhất:

-Niềm cảm xúc, tình cảm của Viễn Phương trước lăng Bác (câu thơ đầu tiên): niềm xúc động cúa tác giả, của người con lâu ngày không được về thăm cha => cách xưng hô đặc biệt => sự gần gũi, lòng biết ơn kính trọng Bác

-Sử dụng từ thăm thay cho từ viếng => giảm bớt nỗi đau thương, mất mát nhưng thực tế Bác đã đi xa => trái tim chân thành, tha thiết và nén hương thơm tưởng nhớ mà tác giả đã thành kính dâng lên người.

-Hình ảnh hàng tre => con người Việt Nam mang nhiều phẩm chất cao quý: những người chiến sĩ bền bit, dẻo dai, kiên cường => tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm.

2, Phần 2: Hai khổ thơ giữa: tâm trạng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.

a. Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

- Hình ảnh ẩn dụ: Mặt trời ánh sáng của sự sống vĩ đại lớn lao. Bác được ví như mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam quét mù sương của những năm dài nô lệ, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, cho dân tộc. Hình ảnh đó thể hiện lòng tôn kính và biết ơn, đồng thời gợi nên sự cao cả vĩ đại, lớn lao: “Bác sống như trời đất của ta…”. Ngày ngày mặt trời: Thời gian theo dòng liên tục. Ngày ngày dòng người: đi trong không gian đặc biệt thương nhớ.

Hãy cảm nhận và nêu suy nghĩ của em về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương

- Bằng điệp từ “ngày ngày”, nhà thơ đã đúc kết một sự thực cảm động diễn ra ngày này qua ngày khác. Biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác.

- Câu thơ sâu lắng có âm điệu kéo dài như diễn tả dòng người vô tận, khái quát được thật sâu sắc tình cảm sâu nặng của nhà thơ với Bác Hồ. - 79 mùa xuân, cũng là hình ảnh ẩn dụ (khi mất, Bác 79 tuổi).

b. Khổ thơ 3: Bên Bác, nhà thơ ở trong trạng thái cảm xúc say sưa ngây ngất, gần gũi, thân thương

- Niềm rung động sâu sắc khi lần đầu tiên đến bên Bác. Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim “Trời xanh” cũng là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng bất diệt của Bác Hồ - Người đã ra đi nhưng lý tưởng sự nghiệp của Người vẫn còn mãi.

- Cụm từ “vẫn biết >< mà sao” dùng như một sự đối lập. Đó là sự mâu thuẫn giữa lý trí (biết rằng hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi, cũng như lý tưởng cao quý của Người) và tình cảm (đau đớn, xót xa khi nhận thức được thực tại). Những hình ảnh: mặt trời, vầng trăng, trời xanh là biểu tượng của thiên nhiên trường tồn, vĩnh cửu, bất diệt được ví với Bác. Bác như hoá thân vào non sông xứ sở, Bác trường tồn mãi mãi, vĩ đại, lớn lao ngang tầm trời đất

c. Khổ thơ 4:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.

- Nhịp thơ dàn trải, điệp từ “muốn làm” được lặp lại 3 lần gợi cảm xúc bâng khuâng, xốn xang, lưu luyến, không muốn rời xa Bác, như muốn hoá thân vào thiên nhiên xứ sở quanh lăng Bác để được gần Bác, dâng lên bác niềmtôn kính. Lời tâm nguyện chân thành tha thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến, trào dâng không muốn rời xa. Hàng tre (khổ 1): Biểu tượng dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất.

Cây tre (khổ 4): Tấm lòng trung hiếu của tác giả, của đồng bào miền Nam đối với Bác, nhân dân miền Nam đối với Bác.

Leave a Reply