Cảm nhận của em về hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài Đồng chí (Chính Hữu)

GỢI Ý

- Ở phần cuối bài thơ Đồng chí, câu thơ "Đầu súng trăng treo" là câu thơ khép lại toàn bài và cũng là một trong những hình ảnh tuyệt đẹp của người lính cách mạng trong bài thơ. 

- Trước hết, câu thơ hay ở nghệ thuật, là hình ảnh đẹp. Câu thơ hàm súc, ngắn gọn. Nhịp thơ 2/2 gợi sự song đôi như gợi sự bát ngát, lơ lửng, chứ không cột chặt. Đầu súng trăng treo chứ không phải trăng lên, tràng mọc…"Treo" gợi sự lơ lửng ở xa mà không buộc chặt. Câu thơ mang giá trị nghệ thuật sâu sắc.

Đầu súng trăng treo

- Hình ảnh Đầu súng trăng treo vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa khái quát, tượng trưng:

+ Giữa rừng hoang vắng đêm khuya, một vầng trăng treo lửng lơ trên bầu trời. Qua cái nhìn của người chiến sĩ, vầng trăng treo ngay trên đầu súng.

+ Đây cũng là một hình ảnh giàu ý nghãi biểu tượng: Súng là biểu tượng cho chiến đấu, cho mục đích cao cả, cho ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của người lính. Trăng tượng trưng cho hòa bình, cho những giá trị cao đẹp mà người lính bảo vệ. Những người lính cầm súng chiến là để bảo vệ cho cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc, để gìn giữ cho vầng trăng tỏa sáng, thực hiện khát vọng cao đẹp của nhân dân ta trong cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp, giải phóng đất nước.

- Câu thơ " Đầu súng trăng treo" là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. Chính hình ảnh này đã khiến bài thơ bay bổng hơn, lãng mạn hơn và tư tưởng chủ đề của tác phẩm càng được tô đậm.

- Đánh giá chung: Đây là câu thơ tinh tế đến xuất thần của Chính Hữu lại ngự ở cuối bài vốn là một vị trí quan trọng, vì thế càng khắc sâu dấu ấn trong người đọc và vang mãi dư âm...

Leave a Reply