Để khuyên bảo mọi người cách ăn nói, tục ngữ có câu: Đất tốt trồng cây rườm rà những người thanh lịch nói ra dịu dàng. Và lại có câu: Đất rắn trồng cây khẳng khiu Những người thô tục nói điều phàm phu. Các câu tục trên nêu ra vấn đề gì? Em hãy giải thích

Để khuyên bảo mọi người cách ăn nói, tục ngữ có câu:

Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

Và lại có câu:

Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu.

Các câu tục trên nêu ra vấn đề gì? Em hãy giải thích & chứng minh vấn đề đó & rút ra bài học cho bản thân.

BÀI LÀM

Văn học dân gian không chỉ là tiếng nói giàu tình nặng nghĩa về gia đình, quê hương, tình yêu đôi lứa mà còn là những bài học quý báu về cách xử thế, nói năng, giao tiếp được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế. Để khuyên bảo mọi người cách ăn nói, tục ngữ có câu:

“Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”

Và lại có câu:

“Đất rắn trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu”

Lời nói thường biểu hiện tình cảm và suy nghĩ của con người

Cả hai câu tục ngữ đều có cách kết cấu giống nhau. Ta thấy có mối tương quan giữa đất trồng cây và cây trồng trong việc trồng trọt là đất tốt, cây sẽ tốt, đất rắn cây khẳng khiu. Từ thực tế đó, câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng trong sinh hoạt xã hội: lời ăn tiếng nói là sự thể hiện phong cách sống của mỗi người. Người thanh lịch tức người lịch sự, có phong cách sống văn minh, có cách nói lịch sự dịu dàng. Trái lại, những người thô tục tức người thiếu lịch sự, thiếu văn minh. Vậy vấn đề cơ bản mà hai câu tục ngữ trên nêu ra là vấn đề quan hệ giữa lời ăn tiếng nói và phong cách sống của mỗi người. Cách ăn nói của mỗi người biểu hiện ra trên nhiều phương diện: giọng nói, cách dùng từ, cách diễn đạt vấn đề và cách lựa chọn các vấn đề cần nêu ra trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

Lời nói thường biểu hiện tình cảm và suy nghĩ của con người. Do vậy, lời nói cũng là kết quả của sự rèn luyện của mỗi người, gắn liền với trình độ văn hóa, văn minh của mỗi cá nhân. Người có giáo dục, có văn hóa, được sống trong gia đình nề nếp, có điều kiện để rèn luyện cho mình một cách nói lịch sự, có sức thuyết phục được người nghe. Ngược lại nếu không được giáo dục, không chú ý rèn luyện, lại tiêm nhiễm cách ăn nói thô tục thì không ai muốn nghe, dù đó là điều phải, điều đúng. Người xưa đã từng khuyên ta:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng

Câu ca dao trên đã đưa ra một hướng xử sự thích hợp nhất, đó là phải lựa lời nói nhằm mục đích là làm vừa lòng nhau, phải biết tùy hoàn cảnh mà chọn cách nói cho thích hợp. Sự lựa chọn bao gồm cả từ ngữ, ngữ điệu, dáng vẻ và nội dung. Người lịch sự dễ thu phục lòng người, được mọi người kính nể vì hoàn cảnh nào, người lịch sự cũng biết cách nói năng đúng mực, lễ độ, không dùng những từ ngữ thô tục, cộc cằn, thô thiển, không có thái độ cáu kỉnh, nói trỏng, láo xược mà trái lại luôn dịu dàng ôn tồn, tỏ ra tôn trọng mọi người. Ngược lại, những người thiếu văn minh lịch sự là người hay nói tục, nói trống không, xưng hô xấc xược, nói to đến mức gây ồn ào ở nơi công cộng, không tôn trọng người đối thoại. Cách nói ấy trước sau cũng bị mọi người lánh xa. Lánh để tránh đương đầu với sự việc gây khó chịu cho mọi người. Như vậy thô lỗ vừa thiếu nhân cách thiếu văn hóa mà còn mất dần những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Muốn vừa lòng người nghe ta phải biết học ăn, học nói, học gói, học mở, không phải chỉ ở đầu môi chót lưỡi mà điều quan trọng là vừa có thiện tâm vừa có cách biểu hiện đúng mực và cần thiết.

Hiểu cặn kẽ giá trị của câu tục ngữ trên, em tự nhủ phải luôn chú ý nghe và nhìn cách đối xử, nói năng của thầy cô, bè bạn và mọi người chung quanh để từ đó, học tập rèn luyện cho mình một tác phong lịch sự, một cách nói dịu dàng lễ độ. Trên đây đúng là những câu nói của người xưa đã để lại cho con cháu hôm nay những bài học vô giá. 

Leave a Reply