Em hiểu như thế nào về câu nói của Lê Quý Đôn: "Dẫu cho bạc vàng trăm vạn lạng/ Không bằng kinh sử một vài pho."

Đây là thông điệp của Nhà văn hóa Lê Quý Đôn (1726 – 1784). Thời đại Cụ Bảng bị ám ảnh bởi mâu thuẫn: “Vi nhân bất phú, Vi phú bất nhân” (làm điều nhân nghĩa khó giàu, làm giàu khó giữ được nhân nghĩa). Cho nên Cụ muốn nói sách quý hơn vàng. Thế hệ các cụ có phương châm sống “An bần lạc đạo”. Xét theo một khía cạnh nào đó là đúng đắn. Song thế trẻ ngày nay được giáo dục bởi tinh thần doanh nghiệp, tinh thần sáng nghiệp. Họ có hoài bão: vừa vi nhân lại vừa vi phú cho đời. Để thực hiện cả hai điều này họ nhận thức vừa phải có vốn, vừa phải có tri thức và phải có thể lực cường tráng, có tâm hồn trong sáng. Họ xin phép Cụ Bảng được viết thông điệp của Cụ trong bối cảnh mới như sau:

“Bạc vàng ngàn vạn lạng

Kinh sử vài trăm pho

Tâm thể quang – minh – tráng

Sự nghiệp thành công to”

Lê Quý Đôn

Vốn (capital) cũng cần, song tri thức văn hoá "kinh sách" (Knowledge) còn cần hơn. Ý tưởng của Cụ Bảng ngẫm ra vẫn có ý nghĩa thời sự khi đất nước dấn bước vào nền kinh tế tri thức.

Leave a Reply