Hãy chứng minh rằng tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài "Bạn đến chơi nhà" thực sự chân thành, chung thủy, mộc mạc

DÀN Ý

1.Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

2.Thân bài

- Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ là một kỉ niệm của Nguyễn Khuyến ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Điều này càng thể hiện tình cảm gắn bó, chân thành, chung thủy, mộc mạc. Bởi không ít người vào thời buổi bấy giờ có tư tưởng: Còn tiền còn rượu còn đệ tử/ Hết tiền hết rượu hết ông tôi. Chính vì thế khi Nguyễn Khuyến không còn chức tước, quan lộc, sủng hậu nữa, sống một nơi thôn quê mà vẫn tìm đến thì thật xứng đáng là một người bạn tốt.

- Câu thơ mở đầu là một lời chào rất tự nhiên, hóm hỉnh và thân mật:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài Bạn đến chơi nhà

+ Đã bấy lâu nay: khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn -> vui mừng khôn xiết.

+ Kết hợp với hoàn cảnh sáng tác thể hiện được tình cảm chân thật, sự trân quý dành cho người bạn của tác giả.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

- Cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến:

+ Phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn.

+ Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải, không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

(Khóc Dương Khuê)

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ - Đàn kia, gảy cũng ngẩn nga tiếng đàn”.

=> Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình cũng vậy không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau. Điều này thể hiện tình cảm gắn bó, chân thành, chung thủy, mộc mạc.

Bác đến chơi đây, ta với ta

+ Câu thơ bộ lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Bác đến chơi đây - không có mọi giá trị vật chất chỉ có ta với ta. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta.

+ Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm.

+ Cũng là ta với ta nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấy rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân, đưa ra tiểu kết.

Leave a Reply