Hãy giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

DÀN Ý

I. Mở bài:

- Dẫn dắt và trích câu tục ngữ: ''Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng''.

=> Từ đó ta có thể bày tỏ quan điểm, thái độ về câu tục ngữ này (đồng ý tán thành, không tán thành, câu nói có đúng nhưng cũng có sai...)

II. Thân bài:

1. Giải thích câu tục ngữ: ''Gần mực thì đen gần đèn thì sáng''

Ta sẽ đi vào giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu:

- Nghĩa đen: Câu này ý nói mọi vật để gần mực thì lâu dần sẽ bị nhiễm màu đen giống màu mực. Và ngược lại những thứ để gần ánh sáng của đèn thì sẽ sáng lên.

- Nghĩa bóng: Câu này có thể được hiểu là những người thường tiếp xúc hoặc sống trong môi trường không lành mạnh/ xấu/ đen tối... thì nhân cách và thể chất sẽ trở nên xấu đi, ngược lại những người sống trong môi trường tốt sẽ trở nên tốt đẹp...

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

2. Nêu nhận định, suy nghĩ của em về câu nói: 

* Bạn có thể nói rằng câu nói đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác...

Người thường tiếp xúc với cái xấu mà không có tâm lí vững vàng thường dễ bị đồng hóa, lôi kéo, nhiễm thói hư tật xấu (đặc biệt ở những đối tượng vị thành niên).

Biểu hiện: Bạn có thể cho ví dụ cụ thể về một vài cá nhân, đối tượng như danh nhân hay người xung quanh hàng xóm, bạn bè, người thân,...để làm sáng tỏ luận điểm.

* Có thể nêu theo lối phản đề: Câu nói đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác vì những người giàu bản lĩnh, được trang bị tâm lý vững vàng dù họ có sống, sinh hoạt hay tiếp xúc với môi trường nào vẫn giữ nguyên bản tính vốn có. Từ đây ta nêu biểu hiện nhé (ví dụ như không phải bất cứ ai tiếp xúc với cái xấu cũng trở thành người xấu (chọn đối tượng cụ thể)

III. Kết bài:

- Khẳng định lại nhận định về câu tục ngữ trên

- Suy nghĩ, liên hệ.

Leave a Reply