Hãy trình bày ngăn gọn về tấm lòng yêu nước thương dân trong thơ văn Nguyễn Trãi

Tấm lòng yêu nước thương dân:

Khi nói đến nội dung yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi thì đó không chỉ là một nội dung cảm xúc, tâm trạng mà đó còn là nội dung tư tưởng. Ở đây cần nhấn mạnh cơ sở dẫn tới lòng yêu nước của Nguyễn Trãi chính là lí tưởng nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng Nguyễn Trãi đã tiếp thu lí tưởng ấy theo quan điểm của tinh thần dân tộc và đạo lí nhân dân, do đó với Nguyễn Trãi, chữ nhân lớn nhất là thương dân, chữ nghĩa lớn nhất là trung thành với Tổ quốc, đúng như ông Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân và cứu nước để cứu dân, đem lại thái hình cho dân, cho mọi người”. Như vậy, tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi có nội dung tiến bộ hơn, dân chủ hơn so với tư tưởng phong kiến trung quân ái quốc (yêu nước là phải trung thành với vua). Tư tưởng ấy đã chuyển thành tâm trạng thường xuyên lo âu cho vận mệnh của đất nước:

Còn một tấc lòng ôm việc nước

Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung

tấm lòng yêu nước thương dân trong thơ văn Nguyễn Trãi

Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, Nguyễn Trãi càng đau xót trước những nỗi thống khổ của nhân dân thì càng thêm căm giận kẻ thù:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ...

Căm giặc nước thề không cùng sống

Cũng từ đó ông nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc và thể hiện sự suy xét sáng suốt, tỉnh táo về đường lối tiến hành cuộc kháng chiến.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh

Ngẫm trước đến nay lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ

Trải qua thực tiễn cuộc kháng chiến chống quân Minh, nói đúng hơn, trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Trãi đã thấy rõ sức mạnh vĩ đại của nhân dân: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”, “Hướng về người nhân là dân, mà chở thuyền, lật thuyền cũng là dân”. Đặc biệt, Nguyễn Trãi khẳng định mục đích cao nhất của cuộc chiến đấu là vì cuộc sống yên bình, an cư lạc nghiệp của nhân dân:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trưởc lo trừ bạo

Khi đã chiến thắng, đất nước đã trở lại thanh bình, ông càng khát khao điều đó, ông viết trong một tờ trình gửi Lê Lợi: “Ngày nay bệ hạ định ra lễ nhạc chính là phải thời. Song nhạc mà không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không thể lưu hành, hòa hình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương muôn dân, khiến cho trong chỗ thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ được cái gốc của nhạc”.

Leave a Reply