Hướng dẫn viết bài giải thích câu tục ngữ

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận và trích câu tục ngữ.

VD. Tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và sâu sắc về mặt trí tuệ. Nó đúc kết bao kinh nghiệm quý báu của nhân dân và nêu ra nhiều bài học ứng xử có giá trị thực tiễn lâu bền. Có những câu tục ngữ như một chân lí bất biến, một châm ngôn hành động vô giá, nâng đỡ con người, tiêu biểu là câu tục ngữ " Có công mài sắt có ngày nên kim".

Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông là trường đại học của tôi

2. Thân bài:

Ý 1. Giải thích câu tục ngữ

"Sắt" là kim loại cứng, nhưng đem công sức ra mài rũa nhiều ngày, nhiều giờ bằng bàn tay khéo léo, sự bền bỉ tự lực của người thợ thì sẽ tạo ra chiếc kom nhỏ bé, xinh xắn-một vật dụng thiết yếu trong đời sống của mỗi gia đình.

Suy rộng ra, câu tục ngữ chứa đựng bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc mài kim, nhân dân ta khuyên chúng ta về đức tính kiên trì, nhẫn lại: Trong cuộc sống nếu biết kiên trì hì làm việc gì cũng thành công.

Ý 2: Khẳng định câu tục ngữ. (Phần bình)

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng:

- Trong cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn, con người luôn phải đương đầu với khó khăn thử thách. Nếu nảm lòng, thoái chí sẽ thất bại

VD: Khi đứng trước bài toán khó nếu không tìm tòi nghiên cứu cách giải hay thì không thể học tốt, đứng trước bài văn dài mà ngại thì không thể viết văn hay....

- Muốn học tập tốt hoặc thành đat trong công việc thì mỗi chúng ta đều trải qua quá trình rèn luyện kiên trì. Một học sinh phải trải qua thời gian ngồi trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có đủ tri thức bước vào cuộc sống. Một vĩ nhân cũng phải không ngừng học hỏi mới thành tài. Một công nhân bình thường cũng phải rèn mình trong khó khăn, lao động chăm chỉ thì mới có tay nghề cao làm ra những sản phẩm tốt....

Go-rơ-ki đã từng nói "Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông là trường đại học của tôi". Nhà văn Nga này chưa một lần được học đại học, nhưng với sự học hỏi, rèn mình trong cuộc sống mà ông đã trở thành đại thi hào của dân tộc và được thế giới biết đến....

Ý 3: Luận (Liên hệ thực tế)

- Trong thực tế có nhiều tấm gương hiếu học, kiên trì như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký chiến thắng tật nguyền, hay nhà bác học Lương Đình Của miệt mài trong phòng thí nghiệm, dãi nắng dầm mưa trên đồng ruộng mấy chục năm để lai tạo cho đất nước nhiều giống lúa tốt..

- Bên cạnh đó còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ; nhất là trong giới học sinh. Vẫn còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, bài văn dài, chùn bước trước bài sử hóc búa. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi khó khăn thì bỏ cuộc. Còn có người quan niệm rằng mình đã đủ tài giỏi, rồi buông xuôi, coi thường ưu điểm của người khác.

- Cần rèn luyện như thế nào để có lòng kiên trì ?...

3. Kết luận.

Khẳng định lại câu tục ngữ.

Leave a Reply