Nghị luận văn học: Bên cạnh chất hiện thực truyện ngắn "Hai Đứa trẻ" của Thạch Lam còn đậm chất lãng mạn. Hãy phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề này

I. Giải thích:

Chất lãng mạn?

Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất lãng mạn khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất lãng mạn còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

Chất lãng mạn trong Hai đứa trẻ toát ra từ cả nội dung và hình thức văn bản. Nó thể hiện ở mạch kết cấu , ở những rung động tinh tế trong tâm hồn nhân vật; ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình; Ở giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật ..."

Chất lãng mạn còn nằm trong hình thức thể hiện

II. Phân tích - Chứng minh:

- Chất lãng mạn, trước nhất thể hiện qua kết cấu, bố cục của văn bản:

Hai đứa trẻ là "truyện nhưng không có cốt truyện". Nó như là một lát cắt nghệ thuật từ một bức tranh phố huyện nghèo từ lúc hoàng hôn cho đến đêm. Truyện không cao trào, không kịch tính, không xung đột,... dường như những khái niệm ấy đã nhường chỗ cho những cảm xúc mơ hồ và khó hiểu của nhân vật. Có chăng, sự việc ở đây chỉ là một sự việc rất nhỏ nhặt, tưởng như không có gì đáng nói: Hai chị em Liên cố thức đến đêm để đợi tàu. Tuy nhiên, không vì thế mà làm cho tp trở nên mờ nhạt, trái lại, nó còn thể hiện một sức ảm ảnh dai dẳng đến cho người đọc.

- Chất lãng mạn còn thể hiện ở nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Nhân vật trung tâm ở đây là Liên. Một cô gái đang ở vào độ tuổi mơ mộng nhất của người thiếu nữ. Thạch Lam đã tạo nên chất thơ cho truyện từ việc phân tích miêu tả tâm lý nhân vật một cách rất tinh tế. Khung cảnh thiên nhiên, con người nơi phố huyện được quan sát miêu tả qua cái nhìn của Liên khiến cho những xúc cảm trở nên mong manh chưa từng có. Điểm đặc sắc trong việc miêu tả tâm lý nhân vật của Thạch Lam còn bộc lộ ở chỗ tác giả thường đi sâu vào những trạng thái cảm xúc của tâm hồn nhân vật.

- Bức tranh thiên nhiên thơ mộng góp phần thể hiện chất lãng mạn trong hai đứa trẻ:

"Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru. Văng vẳng tiếng ếch nhái kiêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào... Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn...". Đó là một bức tranh vô cùng thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết. Những chi tiết thơ mộng ấy giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời. (Bạn phân tích rõ hơn luận điểm này)

- Chất thơ thể hiện rõ qua giọng kể của Thạch Lam.

Giọng điệu xuyên suốt hai đứa trẻ là một giọng điệu rất nhẹ nhàng, trầm lắng, đậm chất suy tư. Ngôn ngữ cuốn hút người đọc bởi ở những câu văn vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình, dễ đọc, dễ học. Phong cách của Thạch Lam là một phong cách rất riêng, rất độc đáo mà khó có thể nhầm lẫn với bất kì ai.

Leave a Reply