Nghị luận văn học - Lý Bạch đưa tiễn những ai về đâu

Về bài thơ tứ tuyệt Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) của Lý Bạch, Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (NXB Giáo dục - 1991) cho rằng: “Bài thơ chủ yếu nói lên tình bạn đằm thắm của Lý Bạch” (tr. 40). Nhưng liệu cảm hứng này có phải là cảm hứng chủ yếu của tác phẩm?

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu

Đề tài tiễn bạn rất phố biến trong thơ Đường nói riêng, thơ ca nói chung, Lý Bạch có hàng chục bài đề tài này: Tống khách quy Ngô, Tống Dương Sơn Nhân quy Tung Sơn, Tống Trương xá nhân chi Giang Đông, Tống hữu nhân..., mỗi bài đều có ý tứ riêng, sự hình cụ thể, và có chung cảm hứng đưa tiễn. Cắt nghĩa, kết nối các ý theo trục ngang, trục dọc, ta sẽ có được diện mạo đặc thù và phổ cập của tác phẩm.

Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có hai phần hô-ứng. Yếu tố tự sự nổi bật ở hai câu đầu:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu,

Yên hoa tam nguyện há Dương Châu.

(Từ phía tây bạn cũ rời khỏi lầu Hoàng Hạc

Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba ỉnùa hoa khói)

Chữ “cố nhân” chỉ Mạnh Hạo Nhiên mà cũng gợi thêm về người bạn xa ẩn dật. Người bạn cũ ẩn dật nơi xa xa đi từ lầu Hoàng Hạc, cái không gian “Hoàng Hạc lâu” vừa là cảnh thực, vừa là dấu vết Người tiên xưa, nơi lưu tích của người, không, thấy. Mà lại xuất hành từ phía tây, nó đâu chỉ cái phương hướng địa lí (mà nếu có thì cũng đầy ý nghĩa: Tây, Hành Kim, biến hóa vô cùng. Cả câu thơ mô tả của Mạnh Hạo Nhiên từ nơi cụ thể đi theo một hướng đã xác định. Nhưng thực sự thì Mạnh Hạo Nhiên đi về đâu?

Câu thơ thứ hai ghi địa danh rõ ràng: Dương Châu, và thời gian cũng rất cụ thể: thảng ba đầy sắc “yên hoa”. Như vậy, Mạnh Hạo Nhiên, va cả Lý Bạch nữa đều hướng về cuộc đời thế tục: hơn nữa, hướng về cảnh phồn hoa đô hội (yên hoa). Thế là họ lánh đời mà vẫn quyến luyến cái đẹp phồn thực của đời thường. Chúng ta cần lưu ý rằng: Mạnh Hạo Nhiên trước bốn mươi tuổi đã ở ẩn, đọc sách, làm thơ, sau muốn ra làm quan, đến kinh đô Trường An mưu cầu công danh nhưng không toại nguyện, lại lui về tìm lạc thú chốn nước non. “Yên hoa tam nguyệt”, tháng bă phồn hoa, tháng của tiết thanh minh, của hội Đạm Thanh “gần xa nô nức yến anh!” Cả hai câu thơ vừa tả vừa gợi nhằm biểu hiện một Mạnh Hạo Nhiên (người đồng cảm, đồng khí với Lý Bạch) từ ẩn sĩ rơi vào thế tục. Con người được đặt trong tình thế lưỡng cực, để có sự giằng xé day dứt: thoát tục hay nhập thế?... Mạnh cũng như Lý đầy chất nhân sinh mà có được nỗi khổ nhân tâm, một tâm não bi kịch (họ không thoát thế như Đào Tiêm, cứng rắn kiểu Tô Đông Pha), nên người đời cảm thích gần gũi hơn với thơ của hai vị. Cái giằng xé sinh phản lực đã tạo khí chất đầy hồn thơ của họ bay cao...

Lý Bạch đưa tiễn những ai về đâu

Đến hai câu cuối là:

Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

(Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng không xanh biếc. Chỉ thấy sông Trường Giang chảy ở lưng trời).

Thì sự sống với màu xanh vô tận đã bao trùm các cá thể, và hai thể cũng như hòa tan trong ‘hích không tận” cùng “Trường Giang thiên tế lưu”...

Như vậy, bài thơ nói về người, mà cũng biểu thị mình. Tiễn đưa bạn về một địa chỉ xác định, mà mặc nhiên cũng tiễn biệt chính tấm hồn mình “từ cội nguồn vào thế tục”. (Theo tôi, cái “tiếng sóng ở trong lòng” người đi tiễn bạn trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm cũng là biểu hiện mặc nhiên của đưa tiễn chính mình, tiễn biệt “cái tôi lúc trước” sang “cái tôi lúc này...”).

Tóm lại, Lý Bạch giữa tháng ba tràn đầy sinh lực đất trời (Yên hoa tam nguyệt), từ lầu Hoàng Hạc còn ghi nhận lưu tích tu tiền xưa mà tiễn Mạnh Hạo Nhiên về đất Quảng Lăng trong thành Dương Chấu (thuộc tỉnh Giang Tô) là chốn phồn hoa đô hội lừng danh, thì cũng có nghĩa là từ mảnh đất xuất thế mà tiễn bạn và cả chính mình về chốn đời thường tục lụy nhưng cũng không hiếm niềm vui trần thế. Nếu lưu tâm thêm cái tựa đề đặc biệt dài dòng chi tiết của bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn này, chúng ta sẽ có cảm giác Lý Bạch dường như muốn “mã hóa” cội nguồn bằng hình ảnh Hoàng Hạc lâu, và trần thế bằng miền đất Quảng Lăng.

Trước cái thi tứ ẩn hiện đa dạng của bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, phải chăng Sách giảo khoa Ngữ văn 10 chỉ mới quan tâm đến một bình diện, mà bình diện ấy lại nằm ở bề nổi nhãn tiền dễ dàng nhìn thấy.

Leave a Reply