Nghị luận văn học - Về đoạn kết truyện Tấm Cám

(...) Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng Tấm Cám là một câu chuyên rất hay trong kho tàng cổ tích Việt Nam. Nhân vật Tấm là một cô gái xinh đẹp, nết na, dịu dàng. Thế nhưng hành động cuối truyện của Tấm lại gây cho ta nhiều tranh cãi. Ớ đây theo tôi, cốt cách con người

Tấm đã chuyển sang một hướng khác cho dù không hoàn toàn. Trước đây Tấm là một cô gái hiền lành, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn (khi bị mất giỏ tép, khi không được đi dự hội...). Những lúc như vậy trông cô thật đáng thương, thật tội nghiệp. Vậy mà cuối cùng cô đã trở thành “kẻ giết người”. Đành rằng cái chết của mẹ con Cám là điều hết sức thích đáng, không tránh khỏi, hơn nữa đây chính là kết cấu của truyện. Nhưng chúng ta cũng cần phải xem xét lại hành động của Tấm. Như chúng ta đã biết bất cứ ở câu chuyện cổ tích nào cái thiện bao giờ cũng chiến thắng, cái ác bao giờ cũng bị trừng trị. Tuy nhiên có lẽ ít cốt truyện nào có một kết thúc như thế này. Trong truyện Thạch Sanh, mặc dù bị mẹ con Lý Thông luôn rắp tâm hãm hại nhưng Thạch Sanh vẫn tha thứ, để chúng cho trời đất tự phán quyết. Hay trong truyện Sọ Dừa, hai cô chị sau cùng cũng vì hổ thẹn mà trốn biệt. Rồi trong truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Bạch Tuyết dù rất nhiều lần bị mụ hoàng hậu hãm hại nhưng cuối cùng tác giả dân gian cũng để chính sự ghen tức đó giết chết mụ. Rõ ràng ở đây nhân vật bị hại đều không trực tiếp trừng trị kẻ bất nhân...

truyện Tấm Cám

Dẫu rằng tội ác của mẹ con Cám rất đáng chịu sự trừng phạt nhưng quả thực để Tấm làm điều đó thì hình ảnh Tấm đã bị mai một đi. Sự trả thù của Tấm quả là tàn nhân không phù hợp với tính cách của Tấm. ơ đây, tác giả dân gian để cho Tấm trừng trị chứng tỏ sự đấu tranh mãnh liệt của cái thiện đôi với cái ác nhưng không thể phủ nhận hành động của Tấm là một hành động độc ác, nằm ngoài hệ thống tính cách ban đầu của Tấm.

Con người không ai có thể hoàn thiện được. Nên hành động của Tấm ở đây cũng là điều rất có thể xảy ra bởi nó bắt nguồn từ sự căm thù cao độ. Chính những hành động của mẹ con Cám đã đẩy cô tới những việc làm thiếu nhân tính như vậy. Có lẽ nó cũng chính là sự bột phát của những người nông dân, của những con người bất hạnh luôn chịu đau khổ. Nhưng “theo quy luật” cái thiện bao giờ rồi cũng chiến thắng cái ác, vậy sao Tấm không nhường lại sự phán quyết cho trời đất, cho công lí? Ở đây tôi không có ý định bênh vực mẹ con Cám mà chỉ muốn khẳng định thêm sự đổi thay về tính cách của Tấm. Mặc dầu không ai có thể kết tội Tấm vì những hành động của cô bởi Tấm đã phải tranh đấu hết mình để giành lại hạnh phúc cho bản thân - một hạnh phúc mà cô xứng đáng được nhận. Nhưng giá mà...

Leave a Reply