Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta... Như dòng sông chảy nặng phù sa. Em hãy làm rõ nội dung của đoạn thơ trên qua 3 tác phẩm sau đây: Đêm nay bác không ngủ, Cảnh khuya và rằm tháng giêng
Đề bài
Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa
Em hãy làm rõ nội dung của đoạn thơ trên qua 3 tác phẩm sau đây: Đêm nay bác không ngủ - Minh Huệ, Cảnh khuya và rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh
Dàn ý
Mở bài
- Giới thiệu tình yêu dân tộc, người dân, đất nước nồng nàn của Bác Hồ
- Trích đoạn thơ
Thân bài
1. Đoạn thơ:
- "Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta": tình yêu Bác dành cho người chiến sĩ cách mạng (Tố Hữu)
- "Thương cuộc đời chung": yêu thương con người, đất nước, nguồn cội, không chỉ yêu cuộc sống của bản thân mà Bác còn yêu cả "cuộc đời chung" cuộc sống lao động của mọi người.
- "Thương cỏ hoa": yêu thiên nhiên
- "Chỉ biết quên mình cho hết thảy/Như dòng sông chảy nặng phù sa ": cuộc sống của Bác là cống hiến cho đời, quên bản thân để lấy lòng yêu nước giữ vững non sông, tình yêu được so sánh như "dòng sông nặng phù sa" -> Tình yêu to lớn, mãnh liệt trong con người Bác.
2. Liên hệ văn bản:
2.1. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
- Đêm là lúc các chiến sĩ bộ đội đi ngủ lấy sức chinh chiến thế mà Bác vẫn ngồi "đinh ninh" trầm tư -> sự lo lắng cho đất nước (lặp lại 2 lần)
- Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc “Người cha mái tóc bạc Dốt lửa cho anh nằm”.
- Bác đi đắp chăn để giữ hơi ấm cho các chiêm sĩ ngon giấc.
- Bác nhón chân nhẹ nhàng đế các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc.
-> Bằng những việc làm rất cụ thể trong đêm đông, ta cũng thấy được lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, được Bác chia sẻ tình yêu thương.
-> Không ngủ, Bác lo lắng cho đất nước, cho vận mệnh non sông và tình yêu sâu nặng Bác dành cho các chiến sĩ, bộ đội.
2.2: Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh
- 2 câu đầu:
+ So sánh: tiếng suối trong - tiếng hát xa
+ Điệp ngữ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa: "lồng"
- 2 câu sau: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ / Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
+ Chưa ngủ: thao thức, lo âu
=> Tình yêu thiên nhiên và tình cảm dạt dào, sâu nặng của Bác dành cho tổ quốc thân yêu.
2.3: Rằm tháng giêng:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- 2 câu đầu:
+ lồng lộng: ánh trăng to, thơ mộng
+ điệp ngữ "xuân" sự hài hòa sông - trời
- Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân
=> Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm
- 2 câu sau:
- Bàn bạc việc quân sự trong bối cảnh "giữa dòng sông" trong đêm khuya -> Sự cẩn thận trong cách tính toán, chống giặc -> Tình yêu nước
- "Trăng ngân đầy thuyền": sự hi vọng thắng lợi, phong thái ung dung của Bác mong chờ vào niềm tin chiến thắng, thành công
Kết bài
- Khẳng định tình yêu nước, tình yêu các chiến sĩ bộ đội và tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn Bác
- Trình bày suy nghĩ: mong muốn, hy vọng, hứa hẹn ...