Phân tích bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; là nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người và cuộc sống. Sự nghiệp sáng tác cảu ông rất phong phú trong đó có tập thơ Quốc âm thi tập – tập thơ chữ Nôm sớm nhất hiện còn. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bài thơ tiêu biểu của tập thơ ấy

Cảnh ngày hè là bài số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập. Chủ đề là bộc lộ nỗi lòng và chí hướng của tác giả.

Mở đầu bài thơ, tác giả cho thấy tam trạng nhàn rỗi của 1 vị quan ở ẩn

“Rồi hóng mát thưở ngày trường”

bài Cảnh ngày hè

Câu thơ 6 chữ, nhịp thơ 1/2/3 đó là sự phá vợ tính quy phạm trong văn học trung đại cũng là một sự ngoại lệ trong cuộc đời của một con người suốt đời vì dân vì nước của Nguyên Trãi. Qua đó, nó còn nói lên được sự phong thái nhàn tản, cuộc sống yên bình hiếm hoi của Nguyễn Trãi nơi miền qua thanh tĩnh. “ Rồi” tức là nhàn rỗi mà không là ngày một mà là “ ngày trường”, ngày dài.

Tiếp theo là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên

“ Hòe lục đùn đùn tán lợp gương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Trong bài thơ sử dụng miều động từ diễn tả trạng thái cảnh ngày hè. Mọi hình ảnh đều sống động : “hòe lục đùn đùn” rợp mát nhưu gương ô che rợp, thạch lựu phun trào màu sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. Màu sắc thì đậm đà: hòe lục, lựu đỏ, sen hồng. Đoạn văn thể hiện bức tranh thiên nhiên đầy sức sống mọi hướng đang vận động phát triển từ bên trong đến bên ngoài. Bức tranh thiên nhiên ấy là mùa hè gần gũi, sinh động mang màu sắc đặc trưng của mùa hè – gam màu nóng

Câu thơ tiếp theo là vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người

“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Nguyễn Trãi là người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa

Từ tượng hình “ lao xao” được đặt ở đầu câu trước từ chợ cá để làm nổi bật bầu không khí tấp nập, dân dã của làng ngư phủ. Nơi chốn lầu gác thì “dắng dỏi” tiếng ve như bản nhạc đồng ca gợi lên một cuộc sống vui vẻ. Đó là âm thanh của làng chài hoang dã, chân chất, gần gũi có thể đó là một buổi chiều của người đi biển. Âm thanh ấy trong trẻo, thanh bình làm người ta liên tưởng đến âm thanh của cuộc sống lao động và âm thanh của thiên nhiên. Hai câu thơ trên gợi hình ảnh bức tranh thiên nhiên được miêu tả rất hài hòa từ xa đến gần bằng những giác quan thể hiện cuộc sống dồi dào, mãnh liệt, tinh tế giàu chất nghệ sĩ của tác giả

Hai câu thơ cuối thể hiện niềm khát khao cái đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi

“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ mạnh khắp đòi phương”

Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước mình có cây đàn của vưa Thuấn để gảy khức Nam Phong cầu cho mưa thuận gió hòa để “ dân giàu khắp đòi phương”. Nguyễn Trãi cát khao đem tàu để thực hành tư tưởng, nhân nghĩa, yêu nước nhân dân.

Tác giả đã tài tình trong việc phá cách, phá vỡ tính quy phạm của thơ thất ngon bát cú đường luật. Hệ thống ngôn ngữ bình dị, tinh tế, xen lẫn Hán từ và điển tích. Đồng thời ông cũng khéo léo trong việc sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi.

Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác trước tác của Nguyễn Trãi- tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước được thiể hiện qua những rung dộng trữ rình dạt dào trước thiên nhiên mùa hè

Leave a Reply