Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan

DÀN Ý

Mở bài:

- Chủ đề nỗi buồn, nỗi nhớ của khách tha hương trong văn học.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

2 câu đề: Mở ra không gian và thời gian, tạo bối cảnh cho bài thơ. Trước mặt là đèo Ngang, không gian rộng lớn nhưng lại vắng lặng, chỉ có thiên nhiên cùng tác giả.

- “Bóng xế tà”: mốc thời gian thường thấy trong văn học, gợi nên tâm trạng ưu tư
Liên hệ ca dao “Chiều chiều…”

- Điệp từ “chen”: nhấn mạnh nét hoang sơ của khung cảnh nhưng vẫn giàu sức sống (“Cỏ cây chen đá” gợi ý chí sinh tồn, vượt qua trở ngại; “Lá chen hoa” gợi nên sự quấn quýt, đùm bọc nhau để sống)

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan

2 câu thực

- Từ láy “lom khom”, “lác đác”: Đưa hình ảnh con người vào không gian. Vừa diễn tả hình tượng, trạng thái vừa thể hiện số lượng.

- “Chợ mấy nhà”: Một số bản lưu lại ghi nhận là “Rợ mấy nhà”. Xét thấy trong bối cảnh được xây dựng từ đầu, “Chợ” (Gợi nên hoạt động nhộp nhịp, đông đúc) có phần không thỏa đáng. “Rợ” là cách nói chỉ người sống nơi hẻo lánh, xa vùng trung tâm (kinh thành, đại quốc,…) là phù hợp hơn. Lý giải cho sự nhầm lẫn này có thể xét hai nguyên nhân. Thứ nhất, chữ quốc ngữ trước đây vẫn có sự khác biệt so với ngày nay (Cách mạng – Kách mệnh, dòng nước – giòng nước,…) nên có thể trong quá trình dịch thuật (Từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ), lưu trữ, sao chép đã có sự nhầm lẫn. Thứ hai, nguyên bản từ “rợ” không có ý miệt thị (tham khảo trường hợp thay đổi nghĩa biểu thái của các từ như “thủ đoạn”, “đểu cáng”) nên việc tác giả đưa vào câu thơ cũng không lạ.

- Đảo ngữ + Điệp cấu trúc (đối): Về mặt nguyên tắc ngôn ngữ, thông thường, yếu tố trọng tâm sẽ được đưa lên trước để gây chú ý (Tham khảo vai trò đề ngữ trong câu). Việc đảo ngữ trong hai câu thực cũng có vai trò như vậy. Sự kết hợp đảo ngữ và đối làm ý thơ được phô bày rõ ràng hơn. Sự xuất hiện của con người không những không làm không gian thêm náo nhiệt mà còn nhấn mạnh sự tịch mịch của tác giả.

2 câu luận

- Đảo ngữ + Điệp cấu trúc, đối: Phân tích tương tự hai câu thực.

- Đồng âm + Hán – Nôm => chơi chữ

“Nước” = “quốc”

“Nhà” = “gia”

“Quốc quốc”, “gia gia” vừa là tiếng kêu vừa có thể là tiếng gọi quê hương thay lời tác giả.

Trong văn học dân gian, văn học trung đại, tính cá thể rất hạn chế, con người hiếm khi trực tiếp thổ lộ tình cảm cá nhân mà thường mượn đối tượng khác hoặc đặt tình cảm đó vào tập thể.

Liên hệ:

+ Ca dao “Thương thay…”

+ Ca dao “Trèo lên cây bưởi… anh tiếc lắm thay”

+ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

+ “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

2 câu kết

- Ngắt nhịp: Câu đầu có thể ngắt nhịp 2/2/1/1/1 hoặc 4/1/1/1. Chọn cách ngắt nhịp như vậy thay vì /trời non nước/ để hòa hợp ý thơ ở câu cuối “ta với ta”, nhấn mạnh sự cô độc của thiên nhiên, đất trời và con người.

Sự cô độc của thiên nhiên, đất trời và con người

- Cấu trúc đầu cuối tương ứng “Bước tới đèo Ngang” – “Dừng chân đứng lại”: Động chuyển sang tĩnh. Sự tĩnh này gợi dáng điệu của người vừa vượt qua một hành trình dài, đứng trước không gian trữ tình lại tức cảnh thổ lộ tâm tư. Đồng thời, sự tĩnh cũng có thể kéo dài, càng tô đậm nỗi sầu của bài thơ.

- Điệp từ “ta” không phải đại từ chỉ toàn thể mà ý chỉ riêng tác giả nhầm bổ trợ cho chủ đề bài thơ.

Liên hệ “Bác đến chơi đây ta với ta” (Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến)

Nghệ thuật chung

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chuẩn mực, phong cách ngôn ngữ trữ tình trang nhã.

- Vận dụng đảo ngữ, điệp cấu trúc (Đối), chơi chữ linh hoạt.

- Tả cảnh ngụ tình

- Sự chuyển động trong từng ý thơ của cỏ cây, con người (bản địa) và chuyển động của nhân vật trữ tình trong cả bài thơ thông qua cấu trúc đầu cuối tương ứng.

Kết bài:

- Liên hệ với phong cách thơ của Hồ Xuân Hương để thấy sự khác biệt của tác giả.

- Nhấn mạnh lại nội dung, nghệ thuật chung.

Leave a Reply