Phân tích bài Thuật hoài, tác giả Phạm Ngũ Lão

Mở bài: 

“Hào khí Đông A đã viết nên một trang sử chói lọi trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cháy lên bằng chiến công ba lần chống xâm lược Mông – Nguyên vang dội, xướng lên bằng những vần thơ của trang dũng tướng. Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão cũng là một trong những hiện thân của hào khí đó.”

Phân tích bài Thuật hoài, tác giả Phạm Ngũ Lão

Thân bài:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu”

- Hoành sóc (Giơ ngang ngọn giáo): thể hiện tư thái bậc anh hùng (vững chãi, kiên định, sẵn sàng chiến đấu)

So sánh với bản dịch thơ: Hoành sóc = Múa giáo => chuyển từ tư thái tĩnh sang động. Làm mất đi sự đặc sắc trong câu thơ nguyên bản. Trong quân sự, trạng thái tĩnh của người chỉ huy là mấu chốt của những quyết sách quan trọng. Trạng thái động của bản dịch lại khiến trang anh hùng trở nên gần với hình tượng “võ phu” hữu dũng vô mưu hơn.

- Kỷ thu: chỉ thời gian. Nâng cao hiệu quả đến từ việc xây dựng hình tượng ở đầu câu thơ. “Trải mấy thu” gợi nên ý nghĩ người này không những giữ vững tư thế chiến đầu thời gian dài, mà trong khoảng thời gian đó lại bao hàm nhiều biến cố.

- Cả câu thơ không trực tiếp thể hiện nhân vật cụ thể mà chỉ gián tiếp xây dựng hình tượng bằng tư thế con người. Đó là một trong những thủ pháp quen thuộc của văn học trung đại. Hình tượng người anh hùng trong câu thơ trở thành biểu tượng.

“Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”

- Tam quân tỳ hổ: thủ pháp so sánh thể hiện sức mạnh của quân đội nhà Trần.

- Khí thôn Ngưu: câu thơ được đặt trong hai giả thuyết (Ngưu nghĩa là trâu hay nghĩa là sao Ngưu?). Bản dịch thơ (Nuốt trôi trâu) có vẻ nghiêng về giả thuyết thứ nhất. Tuy nhiên, nhìn lại nét đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam, giả thuyết thứ hai lại phù hợp hơn với tiêu chí sử dụng từ ngữ, hình tượng trang trọng, tao nhã. Với giả thuyết này, quân đội nhà Trần như đạt được khí thế của thiên binh thần tướng trong huyền thoại, lập nên chiến công tựa kỳ tích.

Liên hệ “Đăng sơn” – Hồ Chí Minh

“Huề trượng đăng sơn quan trận địa,

Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân.

Nghĩa binh tráng khí thôn Ngưu Đẩu,

Thệ diệt sài lang xâm lược quân.”

“Nam nhi vị liễu công danh trái”

- Công danh trái: Trong văn hóa phong kiến, công danh không chỉ hoàn toàn trùng khớp ý nghĩa trong văn hóa đương đại. Công danh khác với hư danh, nam nhi trong chế độ ấy nhắc đến công danh không vì lợi ích vật chất mà họ khắc sâu tư tưởng trung quân ái quốc, lập nên công trạng, rạng rỡ non sông, vinh hiển tổ tông.

Thuật hoài

Liên hệ “Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông” – Nguyễn Công Trứ

“Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

- Vũ hầu: Giới thiệu vài nét về Gia Cát Khổng Minh, làm rõ hình ảnh biểu tượng mà Phạm Ngũ Lão hướng đến.

- Câu thơ đề cập đến nỗi thẹn của một trang anh hùng, hạ thấp bản thân, hướng về một chuẩn mực của xã hội thời bấy giờ lại vô hình trung nâng tầm giá trị nhân cách của tác giả.

Liên hệ Thu vịnh – Nguyễn Khuyến

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

Nghệ thuật:

- Phối hợp nghệ thuật ước lệ, so sánh phóng đại và sử dụng điển cố để xây dựng hình ảnh biểu tượng về người anh hùng.

- Nhịp thơ và giọng điệu linh hoạt, chuyển đổi giữa hai câu đầu và hai câu cuối. Hai câu đầu ngắt nhịp 2/2/3, từ ngữ gãy gọn. mãnh mẽ. Hai câu cuối ngắt nhịp 4/3, đậm chất trữ tình.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt âm hưởng chắc khỏe, hàm súc.

Kết bài: 

Tổng hợp đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

Leave a Reply