Phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

I. Mở bài:

"Trăng, đối với thi nhân, hay đơn thuần chỉ đối với một kẻ yêu thơ, vẫn là nơi khơi nguồn cảm hứng. Bất quá, lại là thứ cảm hứng chẳng được mấy khi hân hoan, trọn vẹn. Mảnh trăng tàn đêm nay, cũng làm tôi dâng lên chút cảm khái thấm đượm bi thương như vậy. Mường tượng ngược dòng thời gian, xóa mờ giới hạn không gian, tôi tìm về đêm trăng của những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tìm đến nàng – người nữ thi sĩ kiệt xuất đã dùng vần thơ sắc bén của mình đâm phập vào guồng quay xã hội phong kiến cay nghiệt, nàng không ủy mỵ khóc than, lời thơ của nàng kiên cường tranh đấu. Dưới bóng trăng mờ, chỉ nàng độc ẩm, là đêm trăng của Tự tình chăng?"

Đêm khuya”, “trống canh” Bối cảnh tĩnh mịch

II. Thân bài:

2 câu đề

- “Đêm khuya”, “trống canh”: Bối cảnh tĩnh mịch, không gian thời gian dễ khơi gợi cho người ta cảm xúc cô độc, dòng suy nghĩa về thân phận, cuộc đời.

- Từ láy “Văng vẳng” + “Dồn”: âm thanh như gần như xa, liên kết ý thơ “say lại tỉnh”. Nàng say vì men rượu, lại tỉnh giấc bởi tiếng trống canh. “Say” vì sự đời, lại nhờ rượu cho nàng cơ hội ngẫm lại sự đời.

- “Trơ”, “Cái” (Ngôn ngữ bình dân) + “Hồng nhan” (Từ Hán – Việt, thường mang ý trân trọng) . Sự đối lập giữa phẩm giá người phụ nữ (đẹp về dung mạo, tốt ở đức hạnh) với cái nhìn của xã hội phong kiến (khinh rẻ, trói buộc). Ngắt nhịp đặc biệt: Trơ/cái hồng nhan/với nước non (Thể hiện sự táo bạo đặc trưng của HXH)

Ý thơ “ngông” ở chỗ dường như muốn nói rằng trân trọng hay không là do bởi tự “hồng nhan”, vì “hồng nhan” có đủ giá trị để kiêu hãnh, để tự phán xét chính mình, xã hội nào có tư cách can thiệp.

2 câu thực

- Từ trái nghĩa: “say” - “tỉnh”; từ “lại”=> trạng thái tuần hoàn. Bi kịch của người phụ nữ trong chế độ phong kiến chưa bao giờ thật sự kết thúc. Dẫu có hạnh phúc cũng là ngắn ngủi, khiếm khuyết hoặc giả chỉ là của một số ít cá thể.

- Người “say lại tỉnh” – trăng “khuyết chưa tròn”, “bóng xế” (thời điểm cuối cùng của hiện tượng, của đời người): Say tỉnh chỉ là trạng thái nhất thời, trăng lại đại biểu cho tự nhiên, định luật. Làm người ta liên tưởng đến bi kịch của phụ nữ tồn tại tương đương quy luật vận hành của chế độ phong kiến, quy luật này dẫu qua bao biến động của một đời người, đến cuối cùng cũng vẫn không thay đổi.

2 câu luận

- Điệp cấu trúc + Đảo ngữ + Động từ mạnh: “Xiên ngang”, “đâm toạc”

Tập trung tạo âm điệu dứt khoát, mãnh liệt cho câu thơ

- “Rêu” “xiên ngang mặt đất”; “đá” “đâm toạc chân mây”

Sức phản kháng của vật chất bị coi là nhỏ bé, yếu đuối lại có khả năng vùng dậy làm nên điều phi thường. Như chính HXH, ở hai tầng “thiệt thòi” (thân phận người phụ nữ và đau khổ đã trải qua trong quá trình trưởng thành) vẫn hiển nhiên là một nhà thơ danh tiếng bậc nhất thời bấy giờ.

Tự tình

2 câu kết

- Từ đồng âm: “Lại” => khiến âm điệu câu thơ liên kết chặt với ý thơ. “xuân đi, xuân lại lại” là vòng tuần hoàn luẩn quẩn. Cách chơi chữ, điệp từ làm câu thơ như “luẩn quẩn" theo

- Ngắt nhịp ngắn: Mảnh tình/san sẻ/tí/con con + các từ “tí”, “con con” “san sẻ” “mảnh” đều gợi nên ý nhỏ bé.

Câu thơ như bị xé nhỏ ra, liên kết với ý trong 2 câu thực, nhấn mạnh thứ hạnh phúc có được chẳng qua là sản phẩm của “kiếp chồng chung”, “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

Nghệ thuật của bài thơ:

- Đặc trưng văn học trung đại mượn cảnh tả tình.

- Ngôn ngữ đời thường, từ ngữ và nhịp thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả (mạnh mẽ táo bạo, phớt đời nhưng vẫn mang nhiều cay đắng).

- Vận dụng âm điệu linh hoạt để gắn chặt nghệ thuật vào nội dung.

Một số đoạn thơ các bạn có thể tham khảo để đối chiếu, so sánh

“Nói trăng rằm là nói cuộc đoàn viên

Nói trăng khuyết là nói hồi ly biệt”

(Đánh lừa – Hàn Mặc Tử)

“Thương thay phận gái cũng là người

Nỡ bỏ xuân xanh quá nửa đời

Ông Nguyệt nỡ nào trêu quải mãi

Chị Hằng khéo nhẽ éo le thôi

Hoa còn phong nhụy ong ve vãy

Gió đã phai hương bướm tả tơi

Quá ngán thợ trời ghê gớm bấy

Xuân xanh được mấy chút thương ôi”

(Thương thay phận gái – Hồ Xuân Hương)

III. Kết bài:

"Một đêm độc ẩm đã kết thúc, giấc mộng hoang đường của tôi cũng nên ngừng rồi. Thế cũng là mãn nguyện, dẫu mơ mơ hồ hồ, nhưng tôi tin mình đã thật nhìn thấy. Đó là nàng Hồ Xuân Hương của thế kỷ đó. Tôi trông thấy nàng bằng mấy vần thơ Tự tình mãnh mẽ, quyết liệt. Đó là những câu thơ mang theo tiếng thét dữ dội của người phụ nữ, không giống một nàng thơ kiêu kỳ hoa lệ, mà giống hơn một dân phụ kiên cường, lại quá đỗi bình dị thiết tha."

Leave a Reply