Ước gì sông dài một gang / Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. Từ hình tượng chiếc cầu trong bài ca dao anh (chị) hãy cảm nhận về đời sống tình cảm phong phú nhưng cũng hết sức tế nhị của những người bình dân Việt Nam

A. Mở bài

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn mấy ai mà biết đến tình thương yêu con người. Họ sống một cách vụ lợi và chỉ biết đến riêng mình mà thôi. Nhưng ngày xưa, con người với con người gần gũi với nhau và sống rất tình cảm. Minh chứng cho tình cảm ấy là những lời ca dao được cất lên bởi chính trái tim của họ, bình dị thôi nhưng mà đậm đà, sâu sắc biết mấy.

Có lẽ những câu ca dao khi nói về tình yêu là lãng mạn nhất:

"Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi."

Ước gì sông dài một gang

B. Thân bài

- Trong tình yêu, chiếc cầu là một chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc, xuất hiện với tần số khá lớn, trở thành một biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, hò hẹn của những đôi lứa đang yêu, là phương tiện để họ có thể đến được với nhau. ước muốn của cô gái, cũng là lời cô thầm nói với người yêu của mình: bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

=> Ý tưởng táo bạo với một hình ảnh độc đáo. Dải Yếm đào là một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa. Khi bước vào tuổi dậy thì, các cô gái bắt đầu chú ý đến bản thân và biết làm đẹp cho mình. Đó cũng là khi họ e ấp mặc chiếc yếm đào với vẻ kín đáo, đằm thắm và dịu dàng. Vậy mà cô gái muốn dùng thứ trang phục đẹp đẽ đó để dải lên chiếc cầu nhằm mời gọi chàng (tình yêu) đến với mình.

= > Đó là những cái cầu không có thực, được dệt nên bằng ước mơ táo bạo của con người. Nhưng chính những cái cầu ảo đó lại đem đến một vẻ đẹp rất dân gian, rất đồng quê mà chỉ có cô dâu mới có được.

- Hình ảnh: Sông chỉ rộng một gang, chiếc cầu dải yếm tưởng chừng như phi lí nhưng lại rất hợp lí. Bởi nó là cầu nối tình yêu, là máu thịt, là trái tim rạo rực yêu đương của người con gái. Tình yêu nam nữ thời tuổi trẻ thơ mộng và đẹp đẽ đến vậy, nhưng tình cảm vợ chồng cũng mặn mà không kém:

"Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa."

Muối và gừng là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta, là vị thuốc của những người lao động nghèo trong lúc đau ốm. Sự gắn bó tự nhiên của các hình ảnh đó tượng trưng cho tình nghĩa con người gắn bó thủy chung. “Muối mặn” - “gừng cay” => hương vị, nghĩa tình con người => biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Tình người có trải qua mặn mà, cay đắng thì mới sâu đậm, nặng nghĩa nặng tình, mới thật thương nhau.

- Đôi ta: nghĩa nặng tình dày -> ba vạn sáu ngàn ngày mới xa -> lối nói kết cấu theo thời gian: độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình nghĩa đôi ta là mãi mãi, đến trăm năm, một đời người mới xa.

C. Kết bài

- Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện rất sâu sắc nỗi niềm chua xót,đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Những con người với những tâm hồn trong sáng, thật thà nhưng rất lãng mạn, chân tình...

Leave a Reply