Phân tích câu thơ cuối trong bài "Đồng chí" của Chính Hữu

GỢI Ý

- Câu thơ mở ra hiện thực vô cùng gian khổ, khó khăn đối với người chiến sĩ: giữa đêm rừng giá buốt, tái tê, người lính phải trải qua giây phút ngặt nghẽo nhất.

- Trong hoàn cảnh ấy, họ vẫn sát cánh bên nhau trong tư thế chủ động chờ giặc tới. Đó là một tư thế bình tĩnh, tự tin, vững vàng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Hình ảnh ''Đứng cạnh bên nhau'' thể hiện được tinh thần đoàn kết của người lính.

Phân tích câu thơ cuối trong bài Đồng chí của Chính Hữu

- Hình ảnh ''Đầu súng trăng treo'' vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa khái quát, tượng trưng. 

+ Giữa rừng hoang vắng đêm khuya, một vầng trăng treo lơ lửng trên bầu trời. Qua cái nhìn của người chiến sĩ, vầng trăng treo ngay đầu súng.

+ Đây cũng là một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Súng là biểu tượng cho chiến đấu, cho mục đích cao cả, cho ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của người lính. Trăng là biểu tượng cho hòa bình, cho những giá trị cao đẹp mà người lính bảo vệ. Những người lính cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, để giữ gìn cho vầng trằn được tỏa sáng, thực hiện khát vọng cao đẹp của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng đất nước.

- Bằng những câu thơ đặc sắc, một làn nữa Chính Hữu đã làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí và đặc biệt, cho ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lính.

Leave a Reply