Phân tích đoạn trích sau trong bài Đoàn thuyền đánh cá: Mặt trời xuống biển như hòn lửa,... Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Phân tích đoạn trích sau trong bài Đoàn thuyền đánh cá :

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Hát rằng cá bạc biển Đông lặn

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển 

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

DÀN Ý

I. Mở bài: 

- Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

- Dẫn dắt vào đoạn trích của tác phẩm. Một đoạn trích nét đẹp khoẻ khoắn của người dân chài và vẻ đẹp giàu có của biển khơi

II. Thân bài:

1. Âm hưởng bài ca lao động trong quang cảnh ra khơi của những con thuyền:

- Cảnh ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức sống: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa - Sóng đã cài then, đêm sập cửa”

Quang cảnh ra khơi của những con thuyền

- Sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật đẹp, kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại đồng thời gợi sự gần gũi như ngôi nhà thân quen, gợi sự bình yên đối với người dân chài.

- Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, - Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

+ Câu thơ khiến ta hình dung được cả một đoàn thuyền, chứ không phải là một con thuyền đơn độc ra khơi. Một hình ảnh giản dị, mộc mạc rất đỗi thân thuộc với cư dân vùng biển

+ Ở đây tác giả tả khí thế của đoàn thuyền đó ra khơi qua hình ảnh câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực 

=> Khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi.

2. Cảnh ra khơi đầy hứa hẹn trong cảm hứng hát vang bài ca lao động:

- Các hình ảnh:

+ Hình ảnh so sánh đẹp "Cá thu biển Đông như đoàn thoi".

+ Hình ảnh nhân hoá tinh tế: “dệt”

+ Từ “ta” đầy tự hào, không còn cái “tôi” cô đơn nhỏ bé…

=> Cảnh ra khơi huy hoàng đầy khí thế hứa hẹn.

Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá

- Cảnh các con thuyền:

+ Hình ảnh nói quá cho thấy: con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kỳ vĩ và ngang tầm vũ trụ: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng”, Một con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm -> gợi sự nhịp nhàng, hoà quện của đoàn thuyền với biển trời.

+ Con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi để dò bụng biển. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng 

=> Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài và tâm hồn phóng khoáng, dũng cảm chinh phục biển cả.

3. Dụng ý nghệ thuật:

- Tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên, hoà nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ.

- Hình ảnh thơ thật lãng mạn, bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới. 

- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

III. Kết bài: Khẳng định nét đẹp của bài thơ.

Leave a Reply