Phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của Nguyễn Du

"Chị em Thúy Kiều" là đoạn trích nằm ở phần đầu trong truyện kiều của Nguyễn Du. Tác phẩm đã thành công về giá trị nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật. Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu.

Mở đầu là bốn câu giới thiệu chung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân​

Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em."Đầu lòng hai ả tố nga", tác giả dùng từ tố nga để khẳng định Kiều và Vân là hai cô gái đẹp. Lời giới thiệu của Nguyễn Du cũng chính là một lời ca ngợi :

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.​

Bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ, tác giả đã gợi lên vẻ thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. Dáng vẻ thanh tú như cành mai, trong trắng, thanh khiết như tuyết. Đặc biệt bằng cụm từ "mười phân vẹn mười", tác giả đã khẳng định vẻ đẹp hoàn mĩ của hai nàng. Vẻ đẹp ấy thật hoàn hảo, hơn người. Cách giới thiệu như vậy càng gây sự tò mò, thích thú, chờ đợi.

Sau khi giới thiệu chung về hai chị em thì tác giả lại tiếp tục miêu tả vẻ đẹp của từng người. Đầu tiên là vẻ đẹp của Thúy Vân:

Vân xem trang trọng khác vời​

Hai từ "trang trọng" nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, tinh khiết, rực rỡ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Nụ cười tươi như hoa. Giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc. Làn tóc mềm mại, bồng bềnh đẹp hơn mây. Màu trắng của tuyết đặt bên màu da của nàng vẫn còn phải thua bởi da của Thúy Vân không chỉ trắng như tuyết mà còn có sức sống tràn trề của người con gái bước vào tuổi dậy thì.

Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người phụ nữ. Vẻ đẹp của Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của thúy vân tạo sự êm đềm hòa hợp với xung quanh. Mây thua, tuyết nhường nên nàng có cuộc đời suôn sẻ.

Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân thì Nguyễn Du lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Câu thơ khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều: "Kiều càng sắc sảo, mặn mà". Nàng không những sắc sảo về trí tuệ mà còn mặn mà về tâm hồn.​ Để tả vẻ đẹp của Thúy Kiều tác giả chỉ dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ thu thủy (nước mùa thu), nét xuân sơn (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng nói ở đây là khi họa bức chân dung Kiều, tác giả tập rừng gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Vì đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh. Còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân

Khi tả Thúy Vân tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng. Nhưng khi tả Kiều, tác giả chỉ dành một phần để nói về nhan sắc, hai phần để gọi ta tài năng. Tài của kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường năng khiếu bẩm sinh. "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương". Từ ăn đứt có tác dụng khẳng định sự vượt trội của Thúy Kiều. Cung đàn bạc mệnh là do năng tự sáng tác chính là ghi lại tiếng lòng của trái tim đa sầu đa cảm. Khi tả Thúy Vân tác giả chỉ dùng từ thua nhường để so sánh. Những miêu tả Thúy Kiều tác giả đã dùng mức độ cao hơn là ghen, hờn. Điều đó cho ta thấy vẻ đẹp của Kiều khiến cả thiên nhiên, ghen, hờn.​ Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa tài-tình-sắc. Cao hơn nữa tác giả đã dựng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Chân dung Kiều cũng mang tính số phận. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa phải ghen hờn, các vẻ đẹp khác phải đố kị, nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.

Quả phân tích đoạn trích ta thấy tác giả đã đề cao giá trị con người. Gợi tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, một vẻ đẹp toàn diện, mười phân vẹn mười.

Leave a Reply