Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Dàn ý 1

1. MỞ BÀI

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. THÂN BÀI

Phần 1: Việc nhân nghĩa...chứng cứ còn ghi: Nêu luận đề chính nghĩa

Tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo

Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam:

Nền văn hiến, phong tục, lịch sử, chế độ riêng

So sánh với Nam quốc sơn hà: tiến bộ, sâu sắc, toàn diện hơn

Phần 2: Vừa rồi...ai bảo thần nhân chịu được: Bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân thù

Những âm mưu và tội ác của kẻ thù: âm mưu xâm lược, chính sách cai trị vô nhân đạo, tàn sát người vô tội, bóc lột dã man, hủy diệt môi trường sống

Hình ảnh nhân dân: khốn khổ, tội nghiệp, đáng thương

Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo, vô nhân tính

Nghệ thuật: phóng đại, câu hỏi tu từ, giọng điệu uất hận trào sôi, cảm thương tha thiết

Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Phần 3: Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa...Cũng là chưa thấy xưa nay: Kể lại quá trình chiến đấu gian khổ và kết cục toàn thắng của khởi nghĩa Lam Sơn

Hình tượng người chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian khổ ban đầu của cuộc khởi nghĩa

Nguồn gốc xuất thân: chốn hoang dã nương mình

Lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí, hoài bão cao cả

Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn: quân thù đang mạnh, tàn bạo; quân ta lực lượng mỏng, lương thực khan hiếm

Sức mạnh giúp ta chiến thắng: ý chí khắc phục gian nan, sức mạnh đoàn kết, chiến lược, chiến thuật linh hoạt, tư tưởng chính nghĩa

Quá trình phản công và chiến thắng

Khí thế của quân ta hào hùng, chiến thắng dồn dập, liên tiếp

Hình ảnh kẻ thù tham sống sợ chết, hèn nhát, thảm bại

Phần 4: Tuyên bố chiến thắng và nêu lên bài học lịch sử

Tuyên bố, khẳng định với toàn dân nền độc lập chủ quyền của dân tộc đã được lập lại

Tư tưởng canh tân đất nước, tin tưởng vào tương lai

Đánh giá: nội dung và nghệ thuật

3. KẾT BÀI

Khẳng định ý nghĩa và giá trị của tác phẩm

Dàn ý 2

* Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề: Khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Bình Ngô đại cáo

* Thân bài:

- Nêu luận đề chính nghĩa:Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó khẳng định nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể tự hào về:

+ Nền văn hiến lâu đời

+ Cương vực lãnh thổ

+ Phong tục tập quán

+ Lịch sử và chế độ riêng

Tư tưởng nhân nghĩa nhân nghĩa là yên dân trừ bạo

- Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù: Giặc Minh xảo quyệt thừa nước đục thả câu. Không những thế còn tàn sát, hành hạ, tước đoạt mạng sống con người một cách dã man

- Tổng kết quá trình kháng chiến:

+ Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả (so sánh với Trần Quốc Tuấn để thấy được lòng căm thù giặc và niềm tin sắt đá)

+ Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng

- Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới

* Nghệ thuật:

- Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có

- Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn để nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

- Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt.

* Kết bài

Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu.

Leave a Reply