Qua những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, ta thấy được tình cảm sâu nặng, chân thành của ông đối với làng quê đất nước, với cuộc kháng chiến. Bằng 1 đoạn văn, khoảng 20 câu, phân tích đoạn trích trên để làm rõ điều đó

“Ông lão ôm đầu thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kìa! Thầy hỏi con nhé, con là ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

Thế nhà con ở đâu?

Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! 

Nước mắt ông lão giàn ra chảy ròng ròng trên 2 má. Ông nói thủ thỉ:

Ừ đúng rồi nhỉ ủng hộ cụ Hồ con nhỉ."

Qua những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, ta thấy được tình cảm sâu nặng, chân thành của ông đối với làng quê đất nước, với cuộc kháng chiến. Bằng 1 đoạn văn, khoảng 20 câu, phân tích đoạn trích trên để làm rõ điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp

GỢI Ý

a. Hình thức:

- Kiểu đoạn tổng – phân – hợp, độ dài khoảng 12 câu.

- Sử dụng câu cảm thán (gạch chân, chú thích)

- Có lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích)

b. Nội dung: Đoạn văn cần làm rõ các ý sau:

* Về nội dung:

- Tâm trạng day dứt của ông Hai khi trò chuyện với con. Tâm sự với con, ông Hai muốn con khắc cốt ghi tâm về ngôi làng Chợ Dầu thân yêu. Dù biết rằng làng đã theo giặc, ông đã phải từ bỏ, nhưng trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn da diết nhớ làng…

Tình cảm sâu nặng, chân thành của ông Hai đối với làng quê đất nước, với cuộc kháng chiến

- Nét chuyển biến mới của nhân vật: yêu làng, nhớ làng nhưng một lòng gắn bó, thủy chung với cách mạng và kháng chiến…

* Về nghệ thuật:

- Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế qua cuộc trò chuyện với con: tâm lí của ông Hai rất nhớ làng, rất yêu nước,…

- Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, xây dựng tình huống tinh tế.

Leave a Reply