Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du

GỢI Ý

Đoạn trích cho thấy sự chà đạp lên quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người mà điển hình ở đây là Thúy Kiều bị dồn đẩy, biến thành một món đồ vật mua bán, cò kè, nỗi đau của một người con hiếu thảo đứng trước vận nhà, chịu nhiều tủi nhục

- Trước hết, hãy giới thiệu về tác phẩm, tác giả rồi dẫn dắt đến thân phận của Thúy Kiều trong đoạn trích

- Giới thiệu vị trí đoạn trích 

Mã Giám Sinh mua Kiều

- Trình bày cảm nhận về số phận của Thúy Kiều

+ Mã Giám Sinh mua Kiều như một màn khởi nguồn những trắc trở, khốn khó mà cuộc đời" tài hoa mệnh bạc" gặp phải

+ Ẩn mình dưới lớp vỏ bọc cưới Kiều đầy học thức là sự táng tận lương tâm của "con buôn" đê tiện, đầy thủ đoạn

+ Sự tủi nhục cho thân phận bị rẻ rúng như đồ vật mà ngã giá, Kiều chỉ biết nín thinh trong câm lặng đầy xót xa trước thế lực của đồng tiền, sự tàn độc của bọn "buôn thịt bán người"

~> " Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

+ Chính sự khởi nguồn này mà cuộc đời Kiều ngã sang một hướng đi đầy khuất nhục, đau đớn, tủi hổ "Những là oan khổ lưu ly, Chờ cho hết kiếp còn gì là thân!", phải lưu lạc chân trời góc bể, chia cắt với gia đình, tình duyên " giữa đường đứt gánh"

- Đánh giá về đoạn trích (về mặt nội dung và nghệ thuật): Thành công truyền tải tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du 

Leave a Reply