Văn nghị luận - "Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó"

DÀN Ý

1. Mở bài :

- Giới thiệu, trích dẫn câu nói: "Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó."

2. Thân bài:

a. Giải thích ý nghĩa câu nói: 

- Giải thích những cụm từ có tính hình tượng (viết chương tiếp theo của cuộc đời mình, đọc mãi những chương trước đó), sau đó giải thích ý nghĩa cả câu.

Con người cần nhìn về phía trước

* Cuộc sống của chúng ta giống như 1 cuốn sách mà mỗi bước ngoặt là 1 chương trong cuốn sách đó. Nhận định trên bàn về cách sống và thái độ sống của con người trong xã hội.

+Chương tiếp theo của cuộc đời mình: Là sự thay đổi, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống, là sự bước tiếp trên hành trình tiến tới thành công của mỗi người.

+ Cứ đọc mãi những chương trước đó: Là cứ nghĩ mãi về những việc xảy ra trong quá khứ, giữ mãi hoài niệm cũ, không chịu thay đổi cách nghĩ, cách làm.

--> Con người cần nhìn về phía trước, cần thay đổi đúng lúc, nỗ lực trong mọi hành động và mang trong mình niềm tin, hi vọng hướng tới tương lai tươi sáng.

b. Phân tích, giải thích

* Giải thích vì sao chúng ta sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi cứ đọc mãi những chương trước đó?

+ Cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và đơn điệu tẻ nhạt nếu chúng ta cứ sống về quá khứ.

  • Khi con người cứ sống trong quá khứ, nhất là những chuyện gây ra cho họ những đau khổ, dằn vặt thì chính quá khứ sẽ giết chết đi sự sống và niềm tin vào sự sống của chính họ.
  • Sự hoài niệm trong quá khứ khi bản thân đã chiến thắng, đạt được mục đích và con người cứ mãi “ngủ quên” trong chiến thắng của thân thì sớm hay muộn sẽ tự khiến cho bản thân trở nên tự phụ, kiêu căng, tự mãn trong sự thỏa mãn với chính mình.

+ Qúa khứ, những sự việc đã qua là điều cần và đủ cho hành trình vươn tới tương lai.

  • Có thể nói rằng, con người không thể đến được tương lai khi không trải qua những câu chuyện trong quá khứ, hiện tại. Qúa khứ và hiện tại là sự “khúc xạ” của ngày mai.
  • Hướng tới tương lai, nhìn về phía trước để khẳng định mình là một điều cần thiết nhưng trong bản thân mỗi con người cũng luôn cần nhìn về quá khứ. Lấy quá khứ, những sự việc đã qua trở thành bài học nhận thức và niềm tin động lực cho ta bước tới tương lai.

+ Nếu không biết thay đổi hiện tại, thì con người sẽ mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ, sẽ không thể tạo ra những đột phá trên hành trình vươn tới thành công.

- Lấy dẫn chứng: Những con người kém may mắn bị bệnh tật đeo bám nhưng đã vượt qua được nỗi bất hạnh của bản thân trong quá khứ và hiện tại để hướng tới một trang mới của cuộc đời, khẳng định sự tồn tại của bản thân trước cuộc sống: Nguyễn Ngọc Ký…Hay Phạm Thị Huệ bị nhiễm HIV nhưng vẫn hướng tới sự niềm tin yêu cuộc sống bằng cách lập ra hội “Hoa phượng đỏ”…Đó là những con người biết lạc quan, tàn nhưng không phế.

* Mở rộng vấn đề : 

Vậy muốn viết những trang tiếp theo của cuộc đời mình, con người cần phải làm như thế nào ?

+ Đôi khi vẫn phải nhìn lại quá khứ: Lấy dẫn chứng 

-- Những trang lịch sử chói lọi của dân tộc ta trong quá khứ luôn cần được ghi nhớ. Đảng, Nhà nước và nhân dân VN ta cần phải phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” nhìn lại quá khứ cha ông đã ngã xuống hi sinh vì độc lâp tự do cho dân tộc VN ta ngày nay…Vì thế, hướng tới quá khứ cũng là một nét đẹp văn hóa trong cộng đồng dân tộc.Nhưng nó chỉ trở thành một nét đẹp hoàn hảo khi đặt cùng hai đường thẳng song song giữa quá khứ và hiện tại tương lai phía mặt trời.

Từ đó phê phán các hành động trái ngược..

--Mặc dù thế, trong cuộc sống vẫn có biết bao nhiêu những con người thiếu lòng tin vào sự sống, luôn sống trong mặc cảm quá khứ, không chấp nhận và đối diện trực tiếp với bản thân mà rơi vào tiêu cực, thậm chí sa đà vào những tệ nạn xã hội, có lối sống buông thả và thậm chí là tìm đến sự giải thoát là cái chết. Đó là những con người có lối sống tự ti, mặc cảm và không tìm được niềm tin yêu cuộc sống của chính mình. Đó là một điều bất hạnh và đáng thương!.

Sống về quá khứ

c. Bài học

- Nhận thức của bản thân: 

  • Bản thân mỗi con người cần nhìn lại quá khứ, hướng tới tương lai và sống sao cho những câu chuyện trong cuộc đời mình trở thành những cuốn tiểu thuyết thật hay, thật ý nghĩa. Hãy viết lên những cuốn tiểu thuyết đó bằng lòng tin và niềm yêu thương mà thượng đế đã ban cho chúng ta sự sống trên cõi đời này.Hãy luôn mỉm cười và nói lời: cám ơn cuộc sống, cám ơn những người xung quanh tôi!
  • Bước qua nỗi đau thực chất chỉ là vượt qua bản thân mình, để rồi có cái nhìn khác hơn về cuộc sống, để chọn đương đầu chứ không phải là thỏa hiệp, để chọn chấp nhận chứ không phải buông xuôi, để chọn dũng cảm hơn chứ không phải cứ mãi hèn nhát, để chọn bình tĩnh hơn trước mọi vấn đề chứ không phải chỉ biết trốn chạy.

- Thực hiện hành động đúng đắn:

+ Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI phải đối diện với biết bao vấn đề trong cuộc sống đặt ra, dù quá khứ có đau đớn hay tốt đẹp nhưng chúng ta cũng đừng quên quá khứ, chúng ta cần phải có những “khoảng lặng” mà nhìn lại những cái đã qua. Coi quá khứ là động lực, là bài học cho ta vươn tới sự thành công. Thất bại dạy cho ta những bài học đắng cay để từ đó chúng ta thành công hơn trong tương lai ''Thất bại là mẹ thành công''.

-->Mỗi người hãy tự xác lập cho mình một phong cách sống nhưng quan trọng hãy được sống là chính mình.Thận trọng trong mọi suy nghĩ và hành động bởi hiện tại của ngày hôm nay là quá khứ của ngày mai. Qúa khứ có trở thành hoài niệm tươi đẹp, tương lai có trở nên tươi sáng ấy chính là nhờ suy nghĩ và hành động của các bạn trong hiện tại ngày hôm nay.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị bài học của câu nói là đúng.

- Kêu gọi mọi người hãy hướng tới tương lai tươi đẹp phía trước và cùng chung tay vun đắp nó.

Leave a Reply