Văn thuyết minh - Đường Trường Sơn năm ấy

Đường Trường Sơn được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ngày 19 tháng 5 năm 1959. Lúc đầu, là tuyến vận tải chiến lược, sau này mang tên "Đường mòn Hồ Chí Minh”. "Đường mòn Hồ Chí Minh” khởi đầu từ huyện Tân Kì (Nghệ An), vắt qua dãy núi Trường Sơn, chạy suốt từ Bắc chí Nam, chạy cả trên đất hai nước bạn Lào và Campuchia, với chiều dài gần 20.000km vào thời cao diem. Mạng lưới dường vào thập kỉ sáu mươi chủ yếu chạy trên đất Lào. Đã có bảy "cửa khẩu”dọc theo vĩ tuyến 17 và ba "lối ra” từ Lào sang. Giữa là một mạng các cung dường dược xây dựng công phu, cắt qua những cánh rừng rậm nhiệt đới, trên nen thổ nhưỡng có độ cứng thấp. Để hiệp đồng, một mạng lưới thông tin linh vi giăng ra trên suốt 1.300km, nối các binh trạm với nhau. Tới thời điểm chiến tranh kết thúc, theo dường mòn đã có trên 1 triệu tấn vũ khí và trang bị được vận chuyên và hơn 2 triệu lượt người vào Nam ra Bắc.

Đường Trường Sơn

Đường gồm năm hệ thống trục dọc, 21 trục ngang, một tuyến cho xe tải các loại chạy ban ngày, dài 3.100km. Một hệ thống đường ống dẫn dầu 5.000km chạy từ biên giới Việt - Trung tới gần Sài Gòn. Từ tháng 6 năm 1966, các phi công Mỹ được lệnh hủy diệt hệ thống đường ống này, nhưng thất bại. Người Việt đã vượt lên người Mỹ về tầm nhìn xa và xây dựng hạ tầng của một hệ thống kho ngầm dưới đất dọc theo tuyến đường. Cái "dự án khủng khiếp” ấy đã làm Lầu Nam góc đau đầu và tung vào đây gần 100 chuyên viên quân sự cao cấp, ngày đêm nghiên cứu tìm cách hủy diệt, cuối cùng chì là "công dã tràng”.

Dọc luyến đường cứ 200m có một dốc cao. 15m có một đèo cao, 200m có dòng suối nhỏ, 2.000m có dòng suối lớn, 20km có một dòng sông nhỏ.

Kế từ năm 1967, chiến tranh không quân của Mỹ đạt tới cực điểm về quy mô. Mỗi ngày có 300 lượt chiếc máy bay đủ các loại bay trên không phận tuyến đường soi mói, tìm tòi mục tiêu bắn phá, thả bom, có địa điểm như ngầm Tà Lê, máy bay Mỹ ném bom 23/24h mỗi ngày. Tính ra, Mỹ đã ném xuống tuyến đường này là 4 triệu tấn bom các loại.

Đường Trường Sơn năm ấy đã hoàn tất các chức năng của nó, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đường chiến lược Trường Sơn là "Con đường huyền thoại" trong thế kỉ 20.

Leave a Reply