Văn thuyết minh - Kí ức thời gian

Cứ sau một chuyên đi thực tế sáng tác, tôi thường cảm nhận có dấu ấn thời gian “chìm nổi” đâu đó. Dưới lòng đất, trên vách đá hay trong các đồ dùng của người xưa? Và cũng có thể ẩn hiện trong các câu đối, câu thơ được khắc chạm trên bia đá tại vùng đất cổ, cố đô, hoàng thành xưa. Dường như có “một cuộc đời khác” của thơ ca vẫn đồng hành cùng con người.

kí ức thời gian trong các câu đối

Năm trước, tôi lên vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Nơi ấy, bãi đá Sapa thuộc tĩnh Lào Cai vẫn còn giữ lại những hình chạm khắc từ cổ xưa. Người Mường nói rằng đấy là sách cua người Việt cổ. Cuốn sách cổ này có hình chạm khắc những hình người, nha sàn, hoa vãn trang trí... thấp thoáng có bóng dáng chữ viết thời tiền cổ mà đến nay vẫn chưa giải mã được. Trên những thửa ruộng bậc thang nằm trong thung lũng Mường Hoa, một quần thể đá còn chạm khắc “thông điệp” cua người xừa gửi lại cho các đời sau? Những dấu hiệu phôi thai của hình thể, đường rut của chữ viết sau này? Và có thể đó là những câu thơ cổ của người Việt cổ?

Qua vùng cố đô Hoa Lư, nơi lập nghiệp của vương triều nhà Đinh, tham quan hoàng thành Thăng Long dưới lòng đất vừa được phát hiện.

Về thăm đền đài, cung điện, chùa chiền tại cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới - sự cảm nhận của tôi về kí ức thời gian trong các câu đối, câu thơ của người xưa được chạm khắc trên bia đá, đồ dùng, trước cổng tam quan hay trên các bức hoành phi, bức liễn trong cung điện, đền đài ngày càng gần gũi và rõ nét.

Tôi về bên bờ sông Ô Lâu phía bắc Huế chừng 40km. Làng cổ Phước Tích trên 500 tuổi vẫn còn những ngôi nhà rường quý hiếm. Làng Phước Tích còn biếpgiữ gìn, bảo vệ từng nét truyền thống văn hóa, lịch sử họ tộc rất chu đáo. ơ làng Việt cổ này có một cồn đất gọi là cồn Trèng. Dân làng cất giữ những mảnh gốm cũ. Dấu tích của làng nghề gốm nổi tiếng vẫn còn đó: những chiếc bình vôi, những mâm uống rượu, các loại hũ lọ đựng mắm, muối... Làng cổ này có những bộ trường kỉ, sập gụ, bức hoành phi, câu đối xưa thật cổ kính và tôn nghiêm. Tuổi thọ của ngôi mộ cổ, miếu cổ... ở nơi này cao hơn các nơi khác của Huế. Những câu đối, câu thơ xưa chạm khắc trên gỗ từ 534 năm trước vẫn còn lưu giữ với thời gian.

Mới đây, tôi đến thăm chùa Giác Lâm (TP Hồ Chí Minh), được xây cất vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744). Chùa có vẻ đẹp cổ kính, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Kết cấu kiến trúc của chùa là hai nếp nhà tứ trụ theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Sân vườn vẫn còn cáy bồ đề cao lớn do ngài Narada (Sri Lanka) tặng cách đây hơn nửa thế kỉ. Chùa có 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu như gỗ, đồng, thạch cao... Tôi bồi hồi trước cặp liễn chữ Hán có từ dịp lễ lạc thành chùa năm Kỷ Dậu (1909).

Triêu triều triều, triều triều giới, triêu triêu triều giới

Tề tề trai, tề tề giới, tề tề trai giới

(Dịch là: Sáng sớm chầu, sáng sớm bái, sáng sớm chầu bái

Nghiêm trang trai, nghiêm trang giới, nghiêm trang trai giới)

Kí ức thời gian

Đây không chĩ là “di chỉ”, “di cảo” của người Việt cổ xưa để lại, mà còn là mong muốn được “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Khát vọng được lưu giữ nghìn đời hay dài lâu nhiều hơn thế nữa cũng là để gửi gắm lo toan, trăn trở, tình yêu và ước vọng... của con người. Nhiều thế kỉ qua đã không có sự khác biệt. Những “thông điệp” ấy vẫn kí thác vào thời gian dưới nhiều hình thức như chạm khắc trên đá, gỗ, đồng, in trên giấy, phim ảnh... Chỉ có khác nhau về chất liệu nhưng lại có cùng một mong muốn là được người đương thời hoặc người đời sau biết đến. Nỗi băn khoăn của thi hào Nguyễn Du đã nói thay lời biết bao người thầm lặng khác: “Bất tri tam bach” rồi, còn có ai để “khấp Tố Như’’?

Tôi nhận ra rằng, trong những năm cuối thể kĩ XX và đầu thế kỉ XXI, ước vọng của con người được bộc lộ đa dạng và phong phú hơn. Thơ phổ nhạc, thơ in cùng tranh vẽ, thơ chuyển thể ca co, câu hò, điệu lí, thơ viết bằng thư pháp, thơ in trên lịch (để bàn, để treo tường...), thơ được ngâm và đọc trên sóng phát thanh, truyền hình, thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng...

Một người bạn thơ khi nghe tôi trao đổi về “một cuộc đời khác” của thơ, chỉ hỏi: “Cuối cùng thì những câu thơ, bài thơ như thế có ở lại trong lòng người không?”. Câu hỏi ấy chỉ có thời gian mới trả lời được. Và thơ có sống thêm một đời thơ nữa cũng còn tùy thuộc vào bài thơ và thời gian, mà thời gian thì mãi lặng im...

Leave a Reply