Văn thuyết minh - Thành phố cảnh

Buổi tối ở Thành phố cảng thật nhộn nhịp vối các vườn hoa thắp đèn sáng trưng, các đôi nam thanh nữ tú, học sinh, gia đình tập trung ở đây vui chơi sau ngày làm việc vất vả. Các cửa hàng thời trang và đồ ăn đóng cửa muộn để du khách có thể tới xem. Đó là một góc bức tranh của Thành phố cảng Hải Phòng, thành phố nằm cách Hà Nội 100 km vể phía Bắc. Đây cũng là thành phố đông dân thứ ba ở Việt Nam.

Thành phố cảnh

Theo chữ Hán, Hải Phòng có nghĩa là bảo vệ biển. Có lẽ chính bởi vị trí chiến lược của mình nên Hải Phòng mới có cái tên như vậy. Trong một vài thế kỉ, khu hải cảng này được coi là thành phố cảng chính của miền Bắc Việt Nam. Vào giữa thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp xâm lăng Việt Nam, chúng đã coi thành phố này là căn cứ quân sự ở Đông Dương.

Năm 1945 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, thực dân Pháp đã đáp trả bằng cách nã pháo tấn công vào Thành phố cảng Hải Phòng. Sau này, vào thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân đội Mĩ cũng đã tập trung chủ lực tấn công Hải Phòng.

Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố, nhưng dường như Hải Phòng vẫn giữ nguyên được vẻ đặc trưng của một thành phố cảng, phảng phất kiến trúc cổ mà vẫn bắt kịp với nhịp điệu của cuộc sống hiện đại. Chính quyền Hải Phòng có chủ trương: “Phấn đấu để Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020”. Trong thập kỉ vừa qua, thành phố đã chứng kiến nhiều đổi thay và đó cũng là minh chứng cho sức trẻ của thành phố cảng.

Năm 2004, lần đầu tiên Việt Nam vinh dự được đăng cai Đại hội Thể dục Thể thao toàn khu vực - SEA Games. Cùng với hai thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng cũng đã tiến hành xây dựng thêm nhiều đường phố, nhà thi đấu để đón chào sự kiện trọng đại này. Cách thành phố 20 km về phía Đông là thị xã Đồ Sơn sầm uất vào những ngày hè. Ớ Hải Phòng, người ta vẫn có thể nhận thấy dấu tích của một thời bị thực dân đô hộ qua những con đường rộng, gió hiu hiu thổi. Dọc hai bên đường là các ngôi nhà xây theo kiểu kiến trúc cổ với khung cửa sổ cao và ban công rộng. Trong hai thập kỉ qua, bộ mặt thành phố đã có nhiều thay đổi, nhiều nhà mới mọc lên, nhà cũ đập đi nhưng dường như nét cổ kính ấy vẫn dường như không phai mờ với những cánh cổng sắt cầu kì, các cột trụ trong cấu trúc của các ngôi nhà... Những hàng cây ngút ngàn cũng gợi nhớ đến một cái gì đó rất xa xưa. Người ta biết đến Hải Phòng với một loài hoa màu đỏ thắm. Đó là hoa phượng. Vì thế, thành phố này còn mang tên “Thành phố hoa phượng đỏ”. Hình ảnh phượng đỏ vương trên tà áo dài của các nữ sinh lâu nay đã được nhắc đến như một hình ảnh khá đặc trưng của thành phố này. Ngày nay ở Hải Phòng không còn nhiều hoa phượng nữa mà thay vào đó là cây me, cây bằng lăng, trong khi ở thị xã Đồ Sơn lại là các cây thông và cây dừa chắn cát.

Thành phố hoa phượng đỏ

Cảng Hải Phòng nằm ở phía Bắc thành phố, nơi con sông Cửa Cấm chia cắt thành phố. Phía Tây là cầu Bính. Trung tâm của Hải Phòng nằm ở phía Nam thành phố. Nơi đây một thời có con sông chảy qua nhưng về sau thực dân Pháp đã đắp đất xây đường và ngày nay con đường này nằm giữa đường Trần Hưng Đạo và Trần Phú. Trên con đường này có 5 quảng trường lớn và 3 vườn hoa mới: vườn hoa Cột cờ Nhà hát lớn, vườn hoa Lê Chân, vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi. Đài tưởng niệm anh hùng Lê Chân, Nhà hát lớn chăng đầy các biểu ngữ và cờ hoa. cắt ngang con đường này là đường Điện Biên Phủ, cả hai bên đường vẫn còn đậm dấu ấn của kiến trúc Pháp. Những con đường ở thành phố này yên tĩnh và vắng lặng, khác hẳn sự ồn ào náo nhiệt của Sài Gòn hay phố cổ của Hà Nội. Viện Bảo tàng Hải Phòng nằm ở 65 Điện Biên Phủ sơn màu đỏ sậm với những đường nét kiến trúc cổ, cửa sổ mái vòm cao và cổng theo trường phái Gô-tích.

Năm 1919, bảo tàng được tu sửa và ngày nay có tổng cộng là 14 phòng tập trung vào 9 mảng chủ đề chính.

Chợ Cố Đạo nằm ở phía Nam Nhà hát thành phố dọc trên con đường Trần Nhật Duật. Trên con phố này, vô số các hàng quán hoa quả, phở, mì của Trung Quốc, mực nướng, nem cua... , ở trên phố này có một nhà thờ Hồi giáo bỏ hoang, xung quanh bốn góc là bốn ngọn tháp có đỉnh hình vầng trăng khuyết. Ngày trước khu chợ này là của người Hồi giáo, về sau nhà thờ được chuyển thành nhà xuất bản và lâu nay đã bỏ không. Tất cả những khung vuông, cửa sổ cong cong và các đỉnh nhọn là sự kết hợp của kiến trúc Pháp cổ và kiến trúc phương Đông. Còn Chợ Sắt thì bán đủ các loại hàng hóa.

Kiến trúc của Thành phố Hải Phòng đang ngày một thay đổi, bảo tồn và giữ gìn những nét kiến trúc cổ và truyền thống nhưng cũng không ngừng đổi mới, tạo nền móng cho một tương lai đầy hứa hẹn.

Leave a Reply