Văn tự sự - Nghĩ lúc mẹ ra đi

Tôi câm lặng nhìn mẹ. Những đốt xương tay mẹ nhích lần lên, lẩy bẩy trong khoảng không. Mẹ không còn đủ sức đưa thẳng cánh tay nữa rồi! Hai bàn tay mẹ run rẩy úp lên trán, những ngón tay lần lượt xuống, quờ quạng tìm mắt, lập cập, lập cập kéo mi mắt lên. “Mẹ muốn nhìn!” - em gái tôi tức tưởi gục đầu xuống gối mẹ, người run len từng đợt.

Mẹ

Mẹ đang đi nốt phần cuối đời mình!

Những bà mẹ son sắt trong quan niệm “lấy chồng gánh vác giang sơn nhà chồng” của làng Khương Trung xưa như mẹ tôi rồi còn lại được mấy người? Cuốn tiểu thuyết Đất Đình Gừng dâng mẹ chưa kịp in. Tôi xót xa...

Chín anh em tôi quây lại, ngơ ngác bên mẹ. Một bàn tay cứ siết mãi trên bờ vai tôi. Chợt nhận ra người anh cả năm nay đã 63 tuổi. Tôi siết chặt tay anh. “Chín anh em mình lần lượt nằm trong bụng mẹ, không thể tin được!”. Đấy là lời than thở của cô êm út, nhìn lũ chúng tôi và nhìn mẹ, quả là không thể tin được! Một bộ xương bọc da màu nâu tái nằm thiêm thiếp. Mũi mẹ đã co lại, hơi vẹo sang một bên. Hàm trên của mẹ còn duy nhất một chiếc răng cửa đã chìa ra, ấn một vết lõm xuống môi dưới. Tôi cố tìm những nét của cô Trâm thời trẻ trong Đất Đình Gừng trên gương mặt mẹ, nhưng chịu. Bất giác tôi lại nhớ đến cô Ngát diệu vọ'i đã biến mất thành một cụ Hàn Tiếu trong truyện ngắn Cõi người ta của tôi. Không thể khác được, quy luật là quy luật!

Thế hệ của mẹ đã đồng hành cùng đất nước luôn phải đứng trước nhũng thử thách, phải lựa chọn, phải quyết định để khẳng định mình. 20 năm ấy đã bao lần mẹ trắng tay, mất cửa nhà vì bom đạn. 20 năm mẹ sống trong nôi phấp phỏng lo sọ' mất chồng, mất con. Hòa bình, mẹ vẫn một gánh hoa trên vai, lầm lũi kiếm từng đồng để dấm dúi cho gia đình các “ông thầy giáo”, “ông kĩ sư’ con của mẹ làm không đủ ăn suốt thời bao cấp...

Mẹ tôi không biết chữ. Mẹ thuộc Kiều là do ông ngoại hay ngâm. Mẹ thích, ngâm theo rồi thuộc lúc nào không hay, còn ca dao tục ngữ vận vào cuộc sống hằng ngày thì người làng Khương Trung ai chả thế - mẹ bảo vậy. Nhìn cô em sắp thành bà tiến sĩ, tôi tự hỏi: “Nó đang nghĩ gì?”. Tội nghiệp em tôi! Nó vẫn chưa kịp thực hiện ước mơ có một căn nhà nhỏ ở Khương Trung để đón mẹ về sống với vợ chồng nó.

Không biết em tôi có còn nhớ cái đêm đông ấy, một đêm đông trong xóm Trại, làng Song Lãng ấy. Đấy là nơi mẹ vừa gồng gánh đưa lũ con đến ở nhờ nhà bà Nhi đe tránh bom đạn.

Mẹ tôi trắng tay. Đó không biết là lần thứ bao nhiêu mẹ trắng tay vì chiến tranh. Ngôi nhà tôi trên phố vừa bị bom Mĩ san phẳng. Mẹ một nách tám đứa con nhỏ, còn ba tôi đang ốm liệt giường. Sau những trận đòn thù hồi là tự vệ thành Hà Nội, ba tôi yếu lắm, cứ nắng lên là ông đau đầu. Ở nhà người ta mà chồng ốm, con đông, kế sinh nhai đột ngột bị cắt đứt, mẹ tôi bị dồn vào chân tường. Đêm ấy, tôi chợt tỉnh giấc vì nghe tiếng khóc nho nhỏ từ trong bếp vọng lên. Lúc đầu, tôi nhận ra tiếng mẹ. Tôi lần xuống bếp. Mẹ vừa đang khóc vừa quấy nồi bánh đúc để bán vào phiên chợ Giai sáng hôm sau. Thấy tôi, mẹ bỏ đôi đũa cả ôm tôi vào lòng, nức nở: “Mẹ biết làm gì để nuôi các con ăn học đây”. Tôi khóc theo mẹ, em gái tôi ngồi ở phía trong gào lên. Mẹ bỏ tôi ra, ôm nó.

Cái ánh lửa bập bùng đêm đông ấy tôi làm sao quên được. Bây giờ em tôi có còn nhớ không?

Nghĩ lúc mẹ ra đi

Không biết chữ nhưng mẹ tôi cương quyết cho các con ăn học đến nơi đến chốn. Những người già trong phố bây giờ vẫn kể về mẹ và đàn con ngoan của mẹ với lòng kính phục. Mẹ tôi nghĩ gì mà chịu khổ dường ấy? Quả thật tôi cũng chưa thể hiểu nổi những suy nghĩ của mẹ. Có điều chắc chắn tôi biết mẹ muốn chúng tôi đều trở thành những con người có nhân cách, như tấm gữơng của thầy giáo Giao gần nhà mẹ ma mẹ thường nhắc đến. Mẹ đã chọn hướng đi cho cac con và dẫu phải chìm nổi mẹ vẫn kiên quyết thực hiện. Phải chăng đây chính là hạnh phúc đời mẹ? Làm sao tôi quên được những lần mẹ den xm khất thầy giáo, cô giáo vì các con chậm tiền học phí, chậm đóng tre cho nhà trường làm hầm hào, chưa có tiền mua túi thuốc phòng không cho con... để thầy, cô đừng đuổi học các con mình.

Mẹ lại lặn lội, lo toan. Các con mẹ vẫn được cắp sách tới trường. Ba tôi ốm đau quanh năm nhưng tôi chữa bao giờ nghe mẹ tôi than thân trách phận. Mẹ vẫn một lòng yêu thương, thuốc thang chăm sóc cho ba. Nhà tung thiêu nhưng bao giờ mẹ cũng dành một số tiền nho nhỏ đưa ba tôi giữ để yên tâm. Trong anh em tôi, liệu có ai đối xử với người thân yêu của mình được như mẹ?

Gốc phi lao trên con đê vùng, lối rẽ vào chùa Ngàn ngày ấy, là nơi mẹ từng khóc anh tôi khi nghe tin anh đã hi sinh trên chiến trường Quảng Trị. Sau mỗi ngày bươn chải để kiếm sống, mẹ đặt gánh ngồi khóc anh trước khi về nhà. Một lần tôi tha thẩn chơi đã bắt gặp mẹ ngồi khóc ở đấy. Và bao nhiêu lần sau tôi đã cùng mẹ ngồi đây khi trời đất gần tắt nắng. Mẹ chỉ khóc anh dưới cây phi lao này thôi, về nhà mẹ tuyệt đối cứng rắn trước sự đau đớn của ba.

Khi người anh lớn tôi không được vào đại học vì gánh bún phở của mẹ vi phạm chế độ lương thực của nhà nước, một lần nữa mẹ lại đứng trước sự lựa chọn giữa tương lai của con và cách kiếm tiền nuôi giạ, đình. Mẹ lao đao chuyển sang bán nước chè, hoa quả tươi. Ôi, mẹ tôi! Ấy thế mà tôi còn làm trái ý mẹ. Tôi là thằng không biết nghe lời mẹ nhất trong đám con của mẹ. Tôi cứ dứt khoát đi làm chứ không chịu thi đại học vì sợ mẹ rồi phải thêm vất vả. Mẹ khổ sở vì tôi lắm. Tôi có biết đâu rằng vì không nghe lời mẹ, tôi đã trở thành đứa con mà suốt đời mẹ phải lo lắng. Mẹ cứ đăm đắm dõi theo tôi, đăm đắm buồn phiền. Trong những ngày cuối cùng, một lần chợt tỉnh nhận ra tôi, mẹ thảng thốt: “Trung về đấy à con; làm có đủ ăn không con?” rồi mẹ chìm đi...

Leave a Reply