Nghị luận: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Nghị luân xã hội: Nêu quan điểm về tình yêu tuổi học trò

Nhiều năm trước, khi nói đến tình yêu tuổi học trò, người ta thường nghĩ đến học sinh các lớp cuối cấp, chuẩn bị ra trường. Sự chia tay để chuẩn bị bước vào một cấp học mới khiến cho chúng có cảm giác nuối tiếc, nhớ nhung. Đó là thứ tình cảm rất hồn nhiên, trong sáng theo kiểu “thuở chẳng ai hay, thầm lặng mối tình đầu”. Nhưng bây giờ, cùng với sự thay đổi của môi trường xã hội, sự phát triển về kinh tế, các phương tiện công nghệ hiện đại như intenet, điện thoại di động thì việc học sinh biết yêu xuất hiện ở tất cả các cấp học, đặc biệt là bậc THCS và THPT.

Nghị luận: Suy nghĩ về lòng nhân ái của con người trong xã hội

Từ nghìn xưa, nhân dân ta đã khẳng định dân tộc Việt Nam là anh em ruột thịt với nhau, cùng sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do vậy, thương yêu, đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ nhau từ lâu đời đã trở thành lẽ sống tốt đẹp của người dân Việt. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy được phản ánh chân thực qua tác phẩm văn học dân gian mà điển hình là những vần điệu ca dao mượt mà gợi cảm:

Nghị luận: Người Pháp có câu: "Nản lòng là cái chết của tâm hồn". Suy nghĩ của em về câu nói trên

Bất kỳ một công việc nào, dù công việc làm ăn, học tập hay công tác, cũng thường có nhiều lời ong tiếng ve bàn ra tán vào, nên nhiều yếu tố khách quan tác động đến. Chủ trì công việc đó, nếu không “giữ chí cho bền”, ta sẽ dao động, lúng túng và nản lòng. Mà nản lòng thì kết quả công việc sẽ ra sao? Bàn về điều này, cách ngôn Pháp có câu: “Nản lòng là cái chết trong tâm hồn”.

Nghị luận: Rác thải ở khắp mọi nơi từ quốc lộ đến đầu đường đến những con ngõ thậm chí cả không khí mà bạn thở cũng bị ô nhiễm. Suy nghĩ về về hiện...

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…

Lỗ Tấn từng nói "trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi" nhưng đời sau có người lại nói "Trên mặt đất đã có...

Câu nói thứ nhất là "Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi" (Lỗ Tấn). Nghĩa đen: Mọi nẻo đường trên đời này không tự dưng mà có, mà chính là con người ta tạo nên thông qua một quá trình sống trên đời. Nghĩa bóng: Mọi nguyên tắc, lễ giáo, hay những gì có mặt trên đời này là một sản phẩm của quá trình con người biến đổi xã hội, sản phẩm lịch sử - xã hội. Đâu có thứ gì sinh ra là đã có, con người nghĩ như vậy thì nó thành ra như vậy thôi.

Nghị luận: Từ nhân vật ông Hai (Làng-Kim lân) kết hợp với những hiểu biết xã hội hãy nêu suy nghĩ về tình cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng...

Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong mới ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu, chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ.

Nghị luận: Nêu suy nghĩ của anh/chị về việc tự học

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Nghị luận: Những việc làm đáng xấu hổ của người việt dưới con mắt người nước ngoài!

Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.

Nghị luận: Bạn hiểu thế nào về câu: “ Học vấn không có quê hương, nhưng người học vấn phải có quê hương”- L. Pa-xtơ

Thời gian gần đây, nhiều vụ án giết người dã man đã gây chấn động dư luận xã hội và làm mất mát lớn lao cho bao gia đình lương thiện. Đau lòng hơn, thủ phạm gây ra lại là những người trẻ, có học vấn và sinh ra trong những gia đình được xem là nề nếp. Nhà văn Nguyễn Tuân đã gởi trọn tình cảm với cội nguồn, truyền thống dân tộc qua “Vang bóng một thời” nhưng sao ông vẫn thấy “Thiếu quê hương”?. Hồn thơ Tế Hanh là một hồn thơ cả đời gắn với nước non, quê cha đất tổ - đó là tình cảm không hề vơi cạn trong ông. “Quê hương”- tiếng gọi sao quá tha thiết!. “Quê hương”- tình cảm ấy sao rộng lớn biết bao!. Có lẽ vì thế mà L. Pa- xtơ đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có quê hương”. Vạn vật trong tạo hóa đều có nguồn cội, nơi bắt đầu thế nhưng với Pa-xtơ tại sao học vấn lại không?

Qua tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Chứng minh rằng "Nước Đại Việt ta" là một áng văn đầy niềm tự hào dân tộc

Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà nho uyên bác, một nhà quân sự đa tài, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà ngoại giao lỗi lạc … của nưóc ta, hơn thế nữa ông còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (1980). Không những đựơc người nguời khâm phục ở tài quân sự mà còn khâm phục ông là một người tận trung ái quốc, yêu mến quê hưong đất nước tha thiết. Văn võ song toàn, cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và dựng nước, đáng là bậc anh hùng nước ta.

Chứng minh rằng "Nước Đại Việt ta" là một áng văn đầy niềm tự hào dân tộc" (Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Ách đô hộ của giặc Minh đè nặng lên các tầng lớp nhân dân ta. Năm 1416, ở đất Lam Sơn- Thanh Hoá, Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng đã làm lễ ăn thề ở Lũng Nhai, nguyện sống chết cùng nhau đuổi giặc cứu nước. Nguyễn Trãi- một tài năng xuất chúng, nổi bậc lên trong hàng ngũ tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn. Ông đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Trong niềm hân hoan của cả dân tộc, tháng 2 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngô đại cáo” tuyên bố cuộc đấu tranh chính nghĩa đã thắng lợi.

Nghị luận: Suy nghĩ của anh/chị về triết lí "Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình" (Bến quên - Nguyễn...

Nguyễn Minh Châu – nhà văn có ngòi bút luôn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày với những chi tiết sinh hoạt đời thường, có khi nhỏ nhặt để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí. Bên quê – một truyện ngắn của nguyễn Minh Châu, như một sự nhận thức, sự thấu hiểu về cái điều mà tác giả gọi là cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lí của đời người: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hay chùng chình. Đó là một triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.

Nghị luận: Hiện nay tình trạng học sinh lười học môn lịch sử dẫn đến bị điểm kém trong các kì thi.

Bác Hồ đã từng dạy: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của bất kỳ quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc học và thi lịch sử luôn trong tình trạng báo động, là vấn đề mà ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.

Nghị luận: Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im...

Cách đây không lâu, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip tại một bến xe buýt ở Hà Nội. Nhân vật trong clip là một thanh niên gầy gò, gương mặt vô cùng khắc khổ, đã bị kẻ gian lấy cắp chiếc ví. Dẫu rằng, chiếc ví ấy không hề có tiền mà chỉ có một giấy phép lái xe, nhưng giấy phép lái xe này lại là một vật vô cùng có giá trị với người thanh niên ấy nên anh ta thảm thiết nhìn ra xung quanh van nài kẻ trộm: “Cho em xin…không có tiền đâu, chỉ có bằng lái xe thôi…”.