Anh (chị) suy nghĩ gì về lời nói của người xưa: “Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy về cái vận may thì chí khí cũng đã kém rồi huống chi là cái vận may không mấy khi được gặp”

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Phần giải thích nội dung lời nói

- Người có chí khí là người biết trọng thực lực, kẻ thấp kém chỉ trông cậy vào vận may.

- Vận may chỉ là chuyện bấp bênh, hiệu quả phải do thực lực đưa lại.

2. Phần đề xuất ý kiến

- Một thực tế trớ trêu đầy nghịch lí là ở đời không phải có những kẻ bất tài, gặp vận may có ít nhiều thành quả trong cuộc sống. Trong khi đó người có tài lại gian nan khổ hạnh. Đó là chuyện muôn đời, thời nào cũng có, nhưng đó là chuyện của “quy luật ngẫu nhiên”, ăn may, số đỏ, không phải là tất yếu khách quan, là chân lí phổ biến. Chân lí phố biến là người có thực lực dù gian nan tạm thời, bao giờ cũng là người có thành quả, có thành công ở đời.

Người biết trọng thực lực

- Tiêu chí đánh giá một con người không phải là cái họ đã có được, mà chủ yếu, quan trọng nhất là có bằng con đường nào, do thực tài hay vận may, do bàn tay và khối óc của bản thân hay do “bổng”, “lộc” từ ngoài chảy vào, hay do những thủ đoạn hèn hạ.

- Cách ứng xử mối quan hệ giữa thực tài và vận may là thước đo phẩm chất con người. Kẻ lười biếng, bất tài, thường trông vào vận may, nhờ công chạy vạy, luồn cúi người khác. Người tự trọng, có bản lĩnh, có thực tài, bao giờ cũng đòi hỏi bản thân nỗ lực và rèn ý chí vươn lên giành sự nghiệp.

- Lời nói người xưa có ý nghĩa giáo huấn sâu sắc cho mọi lớp người, cho mọi thời đại.

Leave a Reply