Bình luận câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông"

Mỗi người đều có một cuộc đời và một con đường nhưng tất cả đều có chung mục đích, đó là sự thành công. Bằng nhiều con đường khác nhau: khó, dễ, bằng phẳng hay chông gai họ phải trải qua để đi đến ước mơ mà mình mong muốn, nhưng thành công không phải ai cũng đến được mà số đông là thất bại, bởi nó phụ thuộc phần nhiều vào ý chí, nghị lực của mỗi con người mà điều này không phải ai cũng có, vì thế Nguyễn Bá Học mới nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông"

đường đi khó

Con người mấy ai ý thức được “đường đi khó", nhất là ở lứa tuổi học sinh. Bởi lẽ họ thường sống trong vòng tay bao che của cha mẹ, khi đi học họ chỉ biết con đường bằng phẳng từ nhà đến trường hay những con hẻm nhỏ quanh nhà, họ đều có chung một cảm nhận đường đi dễ, lớn lên một tí trải qua nhiều con đường, loại đường có lẽ họ cũng phần nào biết được: đường đi cũng có phần khó khăn, nhưng đấy là những con đường bê tông, đường nhựa hay đường sỏi đá, theo đúng nghĩa với từ đường đó mà thôi,đây, ta phải hiểu rộng ra đó là đường đời tức “đường đi khó".

“Đường đời khó" vì có những lúc ta một mình nhưng phải đi qua một con đường gập ghềnh, muốn đến vùng đất bình yên phải băng qua núi đèo muôn trùng. Nhưng đây nhà giáo Nguyễn Bá Học lại xác định cái “khó" không phải vì “ngăn sông cách núi” mà là ở chỗ “lòng người ngại núi e sông" tức là muốn vượt qua “đường đi khó" phải dẹp bỏ tất cả những gì gọi là e ngại, sợ hãi trong lòng ta. Mọi vật cản rồi cũng sẽ vượt qua bằng một ý chí, nghị lực cao độ. Hãy hăng hái tiến lên, ta sẽ băng qua mọi gian nan thử thách.

Liêu có dược chăng? Lẽ thường, thấy đường đi với núi sông ngăn cách dễ khiến người đi mệt mỏi và chùn bước. Nhưng hãy nhìn lại xem bao đời nay đã có rất nhiều người vượt qua chặng đường gian khổ để đi đến vinh quang. Đó là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn anh hùng ngày nào, họ đã từng lâm vào bước đường cùng khi “lương hết mấy tuần", “quân không một đội” giữa rừng núi hiểm trở nhưng với lòng quyết tâm, với sự mạnh của ý chí, họ đã:

“gắng chí khắc phục gian nan".

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, bộ đội ta đã vượt Trường Sơn đầy nguy hiểm, họ cũng từng vượt đèo leo núi, từng phải chịu cảnh sốt rét; chịu những cơn lạnh buốt giá con tim, nhưng những thứ ấy không hề làm bộ đội ta nhụt chí ngược lại càng khiến cho lòng quyết tâm của họ dâng cao ngùn ngụt. Mọi cám dỗ, cạm bẫy của quân thù đều chẳng làm họ lay lòng, ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó đã giúp họ vượt qua tất cả đế đi đến thắng lợi vẻ vang

gắng chí khắc phục gian nan

Rèn luyện ý chí, nghị lực chính là tích luỹ bí quyết dẫn đến thành công trong cuộc sống. Bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ và đường đi còn nhiều lắm những chông gai cần phải vượt qua. Bởi con đường đi đến thành công sẽ không bao giờ chỉ trải toàn thảm đỏ mà là đầy rẫy những ngã rẽ quanh co, những hiểm nguy khó nhọc luôn hiện ra. Muôn thành công điều quan trọng không phải là chọn con đường nào dễ đi nhất mà là phải làm thế nào để vượt qua hết những chông gai. Muôn thành công ta không thế' và không được vì khó khăn mà chùn bước, phải biết đương đầu với nó, trước những trở ngại ta phải có lòng tự tin, phải quyết tâm cao độ. Để chiến thắng mọi thứ trước hết ta phải chiến thắng bản thân mình, phải tự tin vào khả năng của mình rèn tính kiên nhẫn, lòng quyết tâm, tinh thần gang thép đế' vượt núi, vượt sông và bao cám dỗ của đường đời.

Lời khuyên dạy của nhà giáo Nguyền Bá Học là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc nếu chúng ta hiểu hết ý nghĩa của nó. Con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững quyết tâm, tinh thần luôn sẵn sàng để vượt qua mọi thử thách, ngay từ bây giờ mỗi học sinh phải tích luỹ hành trang cần thiết để khi thực hiện chuyến đi vào đời sẽ vượt được “đường đi khó”.

Leave a Reply