Bình luận ý kiến: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn." (Rabelais)

DÀN Ý

1. Mở bài

- Nêu vai trò to lớn của khoa học trong đời sống con người.

- Giới thiệu câu nói: “Khoa học mà không có lương tâm chi là sự tàn lụi của tâm hồn. ”

2. Thân bài

Giải thích và khẳng định vấn đề

- Khẳng định khoa học phải đi liền với lương tâm.

Định nghĩa “khoa học”: thế kỉ XVI, khoa học được định nghĩa là tri thức thuộc mọi lĩnh vực, nhất là trong văn chương và triết học. Ngày nay khoa học là hệ thống tri thức về thế giới khách quan của con người nhằm khám phá các định luật, giải thích các hiện tượng và là cơ sở của những sáng chế kĩ thuật.

- Nêu hai hướng phát triển của khoa học: có lương tâm và không lương tâm. Đi đến kết luận “lương tâm là nền tảng vững chắc của khoa học", “Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn”.

Phân tích vấn dề

- Để đánh giá bản chất của khoa học cần xem xét mục đích, lương tâm của người tạo ra nó và người sử dụng nó.

- Những biểu hiện của khoa học không có lương tâm: việc bóc lột sức lao động của công nhân, Nhật hứng chịu liên tiếp hai quả bom nguyên tử khổng lồ do Mĩ ném xuống, chất độc màu da cam ở Việt Nam... và hậu quả của nó.

- Khoa học: tài và tâm. Soi chiếu vào con người: tài và đức. Khoa học không có lương tâm cũng như người có tài mà không có đức. Tóm lại đều cần phải có lương tâm soi sáng đế không lầm đường lạc lối.

Kết luận vấn dề

- Lợi ích của khoa học có lương tâm và tác hại của khoa học không có lương tâm.

- Khẳng định khoa học gắn với lương tâm giúp con người đạt được cuộc sống tốt đẹp về cả vật chất lẫn tinh thần.

3. Kết bài

- Ghi nhận sự phát triền của khoa học.

- Đánh giá tình hình hiện tại: chỉ tiến về trí mà không tiến về tâm.

- Dặt ra nhiệm vụ khắc phục sự mất quân bình trên để khoa học có lương tâm luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của loài người.

BÀI LÀM

Cho đến nay, không thể phủ nhận vai trò to lớn của khoa học trong đời sống con người. Khoa học cùng những phát minh vĩ đại của nó đã đem đến cho nhân loại nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần phong phú. Đời sống khoa học đã khiến con người đạt đến trình độ văn minh như ngày nay. Chính vì vậy mà từ lâu nó đã chiếm một vị trí tối quan trọng trên bước đường phát triền của loài người. Thế nhưng ngay từ thê kĩ XVI, nhà văn, nhà tư tưởng nhân văn chủ nghĩa Rabelais đã lên tiếng cảnh giác: “Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn."

Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn

Có thế nói Rabelais là người nhận ra khá sớm mặt trái của sự phát triển thần tốc của khoa học. Ông cũng hiểu được bản chất của khoa học là để phục vụ con người, phục vụ nhân loại chứ không phải làm thỏa mãn lòng ích kỉ, hiếu thắng của một người hay một tập thể người nào đó. Chính vì vậy mà khoa học phải đi liền với lương tâm. Ở thế kỉ XVI, khoa học được định nghĩa là tri thức thuộc mọi lĩnh vực, nhất là trong văn chương và triết học. Tương tự như vậy, khoa học ngày nay được mở rộng ra là hệ thông tri thức về thế giới khách quan của con người nhằm khám phá các định luật, giải thích các hiện tượng và là cơ sở của những sáng chế kĩ thuật. Khoa học giông như chiếc chìa khoá, mở cánh cửa văn minh, đưa nhân loại vào thế giới tiên bộ nhưng mặt khác nó cũng khiến con người nảy sinh những ý định mù quáng, vì lợi ích của bản thân mình. Khoa học phát triển đồng nghĩa với việc con người sẽ được giải phóng ra khỏi cuộc sống nô lệ, đói nghèo, bệnh tật và xa hơn là chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ nhưng cũng đồng nghĩa với việc đẩy con người lún sâu vào những tham vọng vị kỉ. Đó chính là hai hướng phát triển tất yếu xã hội mà cũng là sự khác biệt giữa khoa học có lương tâm và khoa học không có lương tâm. Vậy ra lương tâm là nguồn gốc, là nền tảng vững chắc của khoa học. Bởi nó hướng các phát minh khoa học vào những mục đích tốt đẹp nhằm phục vụ đời sống con người. Nhận định của Rabelais như một tiếng chuông cảnh tinh nhân loại trước sức phát triển mạnh mẽ của khoa học, dù không thể làm thay đổi thế giới nhưng cùng đã khiến không ít người phải giật mình. Khoa học mà không có lương tâm soi sáng thì chẳng mấy chốc sẽ trở thành phương tiện đắc lực nhằm thoả mãn những tham vọng ích kỉ, đen tôi của con người và đẩy nhân loại đến chỗ tàn lụi, diệt vong.

“Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn”. Một phát minh khoa học bắt nguồn từ một ý tưởng khoa học. Ý tưởng ấy lại bắt nguồn từ mực đích của người nghĩ ra nó. Mục đích muốn làm điều gì đấy cho đời sống con người bớt cơ cực, vất vả hơn hay đưa nền văn minh nhân loại tiến xa hơn thì khi đó khoa học chính là sự thăng hoa của tâm hồn. Ngược lại, nếu người ta muôn làm một điều gì đó mà chi nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân mình bất kế xung quanh ra sao thì khoa học ấy thật sự là một thất bại của tâm hồn. Suy cho cùng để đánh giá được bản chất của khoa học, ta chỉ cần xem xét tác dụng, khả năng ứng dụng rộng rãi của nó trong đời sống con người hay hẹp hơn chính là xem xét lương tâm của người tạo ra nó và người sử dụng nó. Khoa học ngày càng phát triển sẽ dần dần giải phóng sức lao động cho con người. Nếu trước đây họ phải làm tất cả mọi việc bằng tay chân thì giờ đây, sự ra đời của máy móc và các thiết bị kĩ thuật hiện đại đã phần nào gánh bớt nỗi vất vả, cơ cực của con người. Lợi dụng điều này, các ông chủ tư bản dã tranh thú bóc lột sức lao động của công nhân một cách hết sức tinh vi đế làm giàu cho mình. Vì những ham muốn hết sức ích kỉ của bản thân mà người ta sẵn sàng chà dạp lên mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu xương của đồng loại. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã khiến không ít người mờ mắt trước những lợi nhuận mà nó đem lại và rồi một chút tình thương cuối cùng giữa con người với con người cũng bị họ lãng quên. Ngồi giữa một đống máy móc vô tri vô giác, tâm hồn con người dường như cũng giá lạnh. Họ trở nên ích kỉ, khô cạn lòng nhân ái vốn là phẩm chất dạo đức cơ bản của con người, vì lúc nào cũng phải suy nghĩ, tính toán sao cho mình là người được lợi nhiều nhất. Đến đây vân dề dường như không còn dừng lại ở lương tâm cùa người tạo ra những sản phẩm khoa học ấy mà là ở người sử dụng chúng, chính họ đã sử dụng sai với mục đích ban đầu. Người ta phát minh ra nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhằm phục vụ đời sống con người, kéo họ thoát khỏi cuộc sôhg lao động tay chân lam lũ mà bấp bênh. Nhưng những ông chú tư bàn lại biến chúng trớ thành công cụ giúp mình hái ra tiền. Vậy ra hai chữ lương tâm trong khoa học tưởng đơn giản nhưng phức tạp vô cùng. Nhân loại đã nhiều lần chứng kiến môi hiểm hoạ khôn lường của thứ khoa học không có lương tâm. Đó là những thứ vũ khí tốỉ tân, những loại bom nguyên tử hạng nặng hay những hoá chất độc hại được con người sử dụng nhằm mục đích quân sự. Ngày 6/8/1945, trong lúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến hồi kết, Mĩ ném quá bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hi-rô-si-ma của Nhật làm tám vạn người chết. Ngày 9/8/1945, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na-ga-xa-ki, giết hại hai vạn người. Vậy là chỉ trong vòng mấy ngày, Nhật đã liên tiếp hứng chịu hai quả bom nguyên tử khổng lồ, phá tan hai thành phố, tiêu diệt hàng vạn người. Hay gần gũi hơn là đế quốc Mĩ đã để lại cho toàn thể dân tộc Việt Nam một nỗi đau mà khi chiến tranh đã qua đi mấy chục năm vẫn chưa hề nguôi ngoai, nỗi đau ấy mang tên chất độc màu da cam. Tất cả đó là những minh chứng hùng hồn cho tác hại của thứ khoa học không gắn liền với lương tâm. Tài và tâm làm nên khoa học. Thiếu một trong hai thứ, phát minh khoa học ấy không thề nào di đến thành công thực sự. Cũng giống như con người, “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).

Một phát minh khoa học bắt nguồn từ một ý tưởng khoa học

Người học nhiều, biết rộng mà thiếu ý thức đạo đức, không lấy lương tâm làm kim chi nam cho tư tưởng, hành động sẽ dẫn đến chỗ sa đoạ về tinh thần, băng hoại về tâm hồn. Họ có thế sử dụng vốn tri thức của mình đế thoả mãn những dục vọng thấp hèn. Như Trần ích Tắc thời nhà Trần, học cao, hiểu rộng nhưng đã phản bội dòng họ, phản bội đất nước chỉ vì bị cám dỗ bởi ngôi vị An Nam quôc vương mà quân giặc hứa sẽ ban cho. Rốt cuộc, dù là con người hay khoa học thì ngoài cái tài, ngoài thực lực sẵn có còn cần lương tâm soi sáng để không bị lầm đường lạc lối, bằng không tài năng kia cũng chỉ là sự tàn lụi, khô héo của tâm hồn mà thôi.

Trước sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là sự ứng dụng chúng trong nhiều lĩnh vực đời sống con người, nhân loại đã tiến những bước dài trên con đường tìm kiếm một môi trường xã hội văn minh, hiện đại. Đưa máy móc, thiết bị vào nhiều ngành kinh tế, giải thoát con người khỏi cuộc sống lao động tay chân cơ cực. Tạo ra những sản phẩm giải trí đa dạng, hoàn hảo, nâng cao đời sống tinh thần. Không dừng lại ở đó, con người còn tìm cách chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ bằng hàng loạt những phi thuyền, vệ tinh được phóng vào không gian, đặt dấu chân nhỏ bé của con người lên mặt trăng hay nhiều hành tinh khác, đánh dấu một bước tiến vĩ đại của nhân loại. 5 giờ 17 phút sáng 19/4/2008 đã đi vào lịch sử ngành viễn thông Việt Nam khi vệ tinh đầu tiên cúa nước ta mang tên Vinasat-1 bay vào không gian, hứa hẹn sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, truyền thông của Việt Nam, nâng cao nàng lực và độ an toàn cho mạng truyền dẫn viền thông quốc gia với vai trò hỗ trợ và dự phòng cho các mạng truyền dẫn mặt đất và trên biển, đưa viễn thông Việt Nam lên một tầm cao mới. Với Vinasat-1, Việt Nam đã trở thành nước thứ 93 trên thế giới và là nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng. Tất cả đều nhờ vào sự phát triển của khoa học, khoa học có lương tâm. Mặt khác, sự phát triển thần tốc của khoa học cũng đem lại cho con người nhiều mối hiểm hoạ to lớn khi nó được sử dụng không phải để giúp nhân loại thoát ra khỏi đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh mà ngược lại, nhằm vào những mục đích riêng, đạc biệt là việc gây chiến tranh để mở rộng thuộc địa hay cạnh tranh sức ảnh hưởng. Nắm được tình hình đó, các nhà tư tưởng, những đoàn thể yêu chuộng hoà bình, những tổ chức quốc tế đấu tranh bảo vệ con người trên hành tinh của chúng ta đã kêu gọi lương tâm con người hãy cố gắng ngăn chặn sự phát triển của khoa học theo chiều hướng đi ngược với lợi ích thiết thực của nhân loại.

Khoa học có lương tâm được phát triển không ngừng sẽ giúp con người đạt tới một cuộc sống tốt đẹp về cả vật chất lẫn tinh thần.

Lịch sử phát triển của loài người ghi nhận sự tiến bộ không ngừng của tri thức con người, nhất là sự tiến bộ của khoa học từ mấy thê kỉ nay. Nhưng trong lĩnh vực đạo đức, con người dường như đang giậm chân tại chỗ, chỉ tiến về trí mà không tiến về tâm. Chính điều này đã và đang đe doạ cuộc sống tốt đẹp, yên bình của con người trước nguy cơ của một thứ khoa học không có lương tâm, không còn nhân tính dẫn đến chỗ tàn lụi của tâm hồn. Vì vậy, cần phải khắc phục sự mất quân bình trên để khoa học luôn là một nhân tố quan trọng trong tiến trình phát triển của loài người, là công cụ đắc lực phục vụ đời sống con người, giúp con người khai phá những bí ẩn của thiên nhiên, của cuộc sống và đặc biệt phải là khoa học có lương tâm, được lương tâm soi sáng, là chỗ dựa vững chắc cho những bước tiến dài và xa của nền văn minh nhân loại trên chặng đường đi tới tương lai.

Leave a Reply