Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Đẩu và nhân vật Phùng trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để trình bày cảm nhận về các nhân vật trong truyện. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt, lưu loát; không mắc lỗi chính tả dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Minh Châu và truyện Chiếc thuyền ngoài xa, học sinh phân tích được đặc điểm các nhân vật, nêu được những cảm nhận sâu sắc về nhân vật, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Đẩu và nhân vật Phùng

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:

a. Nhân vật Đẩu

- Nhìn sự vật hiện tượng dưới góc độ pháp luật, lí tính.

- Bị người đàn bà thuyết phục, anh “ngộ” ra những chân lí giản dị tự nhiên của đời sống.

- Qua nhân vật Đẩu, nhà văn như muốn nói: hãy nhìn cuộc sống bằng chiều sâu thế thái nhân tình mới hiểu được con người, hiểu được những nghịch lí của đời sống.

b. Nhân vật Phùng

- Người nghệ sĩ đam mê cái đẹp của nghệ thuật, săn tìm cái đẹp và đã có hai phát hiện về hiện thực.

- Hành động đúng đắn, tâm hồn nhạy cảm, nhưng cách nhìn vẫn còn phiến diện, định kiến.

- Nhận ra điều lớn hơn cái đẹp của nghệ thuật ấy là những sự thực về cuộc đời, về con người, anh đã có những “vỡ ra”, thấu hiểu, thông cảm (chuyện ở toà án huyện).

- Nhận ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật phải gắn với đời sống, không có nghệ thuật thuần tuý, người nghệ sĩ không chỉ nhìn thấy vẻ đẹp huyền ảo của chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm mà phải nhìn thấy hiện thực trần trụi khi nó đến gần, phải thấy bao số phận, bao con người đau khổ.

- Qua nhân vật Phùng, nhà văn như muốn nói: người nghệ sĩ không nhìn đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải biết nhìn sâu, nhìn thẳng vào hiện thực mà trung tâm là số phận con người, (phân tích chi tiết bức ảnh với hai tầng hình ảnh ở cuối truyện).

c. Đánh giá, nhận xét chung

- Nghệ thuật xây dựng các nhân vật: đặt nhân vật dưới nhiều góc nhìn, tạo tính dân chủ cho người đọc khi nhìn nhận đánh giá cuộc sống, không áp đặt theo suy nghĩ của nhà văn.

- Qua hai nhân vật Đẩu và Phùng, tác phẩm trở thành bài học cho việc đánh giá, nhìn nhận con người; bài học cho người nghệ sĩ khi đi tìm cảm hứng sáng tạo, khi xác định mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời...

Leave a Reply