Chứng minh nhận xét qua tác phẩm truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao: " Chao ôi! ... , không bao giờ ta thương"

1. Mở bài:

Giới thiệu quan điểm của Nam Cao về thái độ, cách ứng xử, đánh giá con người mang đậm chất nahan văn. Quan điểm đó thể hiện rất rõ qua cách nhìn nhận của các nhân vật trong truyện ngắn Lão Hạc về nhân vật cùng tên.

Lão Hạc

2. Thân bài: 

* Giải thích lời nhận xét, quan điểm của nhà văn là một triết lí đầy tính nhân văn và cảm xúc trữ tình, xót xa về thái độ, cách đánh giá con người trong cuộc sống phải gần gũi và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để đồng cảm, chia sẻ và yêu thương.

* Chứng minh luận điểm qua nhân vật Lão Hạc:

- Nhân vật Lão hạc có hình thức và biểu hiện bên ngoài khá mâu thuẫn với bản chất bên trong của lão. Nếu chỉ có cái nhìn phiến diện thì chỉ thấy họ gàm dở, lẩm cẩm chứ không thể thấy vẻ đẹp phẩm chất ẩn sâu trong tâm hồn họ.Do đó, sự trân trọng và đáng thương xót giành cho lão cũng không có.

+ Lão ăn mỗi ngày chỉ mấy đồng xu, dè xẻm từng đồng để dành dụm cho con.

+ Lão chọn cái chết tuy vật vã, đau đớn mà theo những con người nhìn phiến diện theo những gì họ thấy bề ngoài là " đáng đời" nhưng bản chất thực sự đâu có phải vậy.

- Mỗi nhân vật trong tác phẩm đánh giá lão Hạc ở một quan điểm riêng:

+ Vợ ông giáo chỉ nhìn lão Hạc với những biểu hiện bên ngoài của một lão già gàn dở chứ đâu biết được lão là một người lo xa, biết sống cho con và luôn nghĩ về con. Vợ ông giáo không hiểu lão Hạc là lão đâu muốn phiền hà đến hàng xóm vì bản thân lão hiểu rõ rầng những người hàng xóm cũng nghèo khổ như mình.

+ Binh Tư không ưa lão Hạc và hiểu lão Hạc rất sai lệch. Hắn nhìn lão Hạc và đánh giá lão chỉ qua hành động bề ngoài, hắn nghĩ ông cũng tham lam, mưu mẹo,..

+ Duy chỉ có ông giáo đã có một quá trình gần gũi, tìm hiểu và có được cái nhìn đúng đắn, đầy sự cảm thông và trân trọng với lão Hạc:

(Ban đầu, ông giáo coi lão là một người lẩm cẩm, nói đi nói lại chuyện con chó. Về sau, qua câu chueyenx lão kể, chứng kiến nỗi đau đớn, dằn vặt của lão khi phải rao bán con chó. Ông giáo đã hiểu lão Hạc nhiều hơn và có sự đồng cảm, xót xa, chia sẻ sâu sắc với lão

Nhân vật Lão hạc có hình thức và biểu hiện bên ngoài khá mâu thuẫn với bản chất bên trong của lão

Cũng có nhiều khi chính bản thân ông giáo cũng không hiểu lão, khi mà Binh Tư kể cho ông nghe về việc lão Hạc xin bả cho của hắn)

Cuối cùng, ông giáo cũng nhận ra một con người đầy trân quý như lão Hạc khi chứng kiến cái chết đầy bi thảm của lão: Lão thà chết dù trong cay đắng, đau đớn nhưng để lại tiếng thơm cgo đời, để khỏi phải xâm phạm đến số tiền lão giành dụm cho con, chết để không phải đi theo con đường khác.

- Để hình ảnh của lão Hạc có sức thuyết phục lớn như vậy, chắc chắn rằng, Nam Cao đã giành rất nhiều sự đồng cảm và xót thương với kiếp người này.

3. Kết bài:

Khẳng định cái nhìn độc đáo của Nam Cao: Khi xem xét đánh giá một con người cần phải có quá trình tìm hiểu, đồng cảm và thấu hiểu họ.

Leave a Reply